Kế toán thuế thu nhập hoãn lại (Theo Thông tư 200)

KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI

Phần 1:  Khái quát về thuế thu nhập hoãn lại

1/ Chênh lệch giữa kế toán và thuế

         Doanh thu và chi phí của kế toán được xác định dựa trên các qui định của chế độ kế toán và các chuẩm mực kế toán hiện hành.

          Doanh thu và chi phí của thuế được xác định dựa trên các qui định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

        Do được tính từ những cách khác nhau như trên nên doanh thu và chi phí của kế toán và thuế có sự khác nhau hay có sự chênh lệch. Do đó lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có sự chênh lệch.

          Sự khác biệt hay sự chênh lệch giữa kế toán và thuế được chia làm hai loại là chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời.

2/ Chênh lệch vĩnh viễn

* Khái niệm:  Chênh lệch vĩnh viễn là do các khoản doanh thu hay chi phí được kế toán ghi nhận nhưng bị loại trừ khi xác định doanh thu hay chi phí tính thuế. Chênh lệch vĩnh viễn làm thu nhập chịu thuế trong kỳ tăng lên hay cũng có thể làm thu nhập chịu thuế trong kỳ giảm đi.

– Chênh lệch vĩnh viễn làm thu nhập chịu thuế trong kỳ tăng lên như : các chi phí không được trừ.

Ví dụ:

Các chi phí không hợp lý như tiền phạt, bồi thường, chi phí quảng cáo vượt mức, chi phí không có chứng từ hóa đơn hợp pháp không được pháp luật về thuế cho phép khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Chênh lệch vĩnh viễn làm thu nhập chịu thuế trong kỳ giảm đi như: các khoản thu nhập không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ:

Thu nhập từ cổ tức được chia là khoản thu nhập không chịu thuế và được loại trừ toàn bộ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

– Chênh lệch vĩnh viễn không tạo ra các khoản có thể bị đánh thuế hoặc khấu trừ trong tương lai. Chênh lệch vĩnh viễn phát sinh năm nào sẽ điều chỉnh để tính thu nhập chịu thuế cho năm đó.

3/ Chênh lệch tạm thời

* Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó.

Chênh lệch tạm thờiphát sinh là do các khoản doanh thu hay chi phí được kế toán ghi nhận nhưng bị loại trừ khi xác định doanh thu hay chi phí tính thuế của kỳ tính thuế nhưng phải chịu thuế (hoặc được khấu trừ) trong các năm sau.

Chênh lệch tạm thời gồm 2 loại:

– Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và

– Chênh lệch tạm thời chịu thuế.

4/ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ

* Khái niệm: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.

Chưa có DT đã phải nộp thuế -> ứng trước để nộp thuế -> TS thuế TNDNHL ->  nộp trước

* Ví dụ: Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ.

Một doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ phải trả về bảo hành sản phẩm có giá trị là 100. Nhưng cho mục đích tính thuế thu nhập, chi phí bảo hành sản phẩm này chỉ được khấu trừ doanh nghiệp phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.

Yêu cầu xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Giải Cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả này là 0 (giá trị ghi số 100, trừ đi phần giá trị của khoản nợ phải trả 100 sẽ được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong tương lai).

            Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ, doanh nghiệp sẽ được giảm lợi nhuận tính thuế trong tương lai với giá trị 100 và do đó thuế thu nhập giảm 22 (22%x100).

            Vì vậy doanh nghiệp ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 22, với điều kiện doanh nghiệp chắc chắn sẽ có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để có thể hưởng lợi từ việc giảm thuế thu nhập trong tương lai.

5/ Chênh lệch tạm thời chịu thuế

* Khái niệm: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh khoản thuế thu nhập phải trả khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.

Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế là do những khoản là doanh thu và thu nhập trên sổ kế toán năm nay nhưng tương lai mới tính vào thu nhập chịu thuế.

Có DT nhưng chưa phải nộp thuế -> phải nộp trong tương lai -> nộp sau

* Ví dụ: Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ chênh lệch tạm thời chịu thuế.

Một tài sản cố định có nguyên giá là 150, giá trị còn lại là 100. Khấu hao lũy kế cho mục đích tính thuế thu nhập là 90 và thuế suất thuế TNDN là 22%.Cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản là 60 (nguyên giá 150 trừ khấu hao lũy kế cho mục đích tính thuế 90).

Giải

Để thu hồi giá trị ghi số 100 này, doanh nghiệp phải có thu nhập chịu thuế là 100, nhưng chỉ có thể có khấu hao cho  mục đích tính thuế là 60.

Chênh lệch giữa giá trị ghi số 100 và cơ sở tính thuế 60 là khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế 40.

Doanh nghiệp sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 8,8 (40×22%) khi doanh nghiệp thu hồi giá trị ghi số của tài sản này.

Vì vậy doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 8,8 thể hiện phần thuế TNDN mà doanh nghiệp sẽ phải nộp khi doanh nghiệp thu hồi được giá trị ghi sổ của của tài sản.

Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể Comment trực tiếp ở phần bình luận để được hỗ trợ!

BÀI LIÊN QUAN: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HÀNG TẠM NHẬP – TÁI XUẤT

———————————————————————————————————————————————————

Kế toán An Hiểu Minh – Lấy tâm dựng tầm!

Các bạn tìm hiểu khóa học Kế toán thực tế chuyên sâu có thể tham khảo: Lớp học thực hành Kế toán thuế An Hiểu Minh tại Thanh Hóa.

Ý kiến bình luận