XÁC ĐỊNH LỖ VÀ CHUYỂN LỖ KHI TÍNH THUẾ TNDN

CÁCH XÁC ĐỊNH LỖ VÀ CHUYỂN LỖ KHI TÍNH THUẾ TNDN

Như bài trước của Kế toán An Hiểu Minh. Chúng ta đã biết Cách tính thuế TNDN năm 2020 bằng các công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp

=

(

Thu nhập tính thuế

Phần trích lập quỹ KHCN

)

x

Thuế suất thuế TNDN

 

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

(

Thu nhập được miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết chuyển

)

 

Thu nhập chịu thuế

=

(

Doanh thu

Chi phí được trừ

)

+

Thu nhập khác

Vậy hôm nay Kế toán An Hiểu Minh sẽ giúp bạn tìm hiểu về “Các khoản lỗ được kết chuyển” trong công thức nêu trên và CÁCH XÁC ĐỊNH LỖ VÀ CHUYỂN LỖ KHI TÍNH THUẾ TNDN.

Lãi hay lỗ đó là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (kỳ ở đây có thể là quý – năm) và để biết được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì kế toán cần phải tính ra được thu nhập trong kỳ.

  1. Cách xác định lãi – lỗ

Việc xác định lãi lỗ được dựa trên thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

Mà khi tính thuế TNDN chúng ta có cách xác định thu nhập tính thuế như các công thức trên. (Theo điều 4 của TT 78/2014/TT-BTC)

Trong đó:

Cách xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập được Miễn thuế:

– Tại khoản 1 điều 9 của TT 78/2014/TT-BTC có hướng dẫn:

1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

Kết hợp với các công thức tính thuế bên trên chúng ta có cách xác định lãi – lỗ trong kỳ như sau:

Đặt: Doanh Thu – Chi phí được trừ + Thu nhập khác – Thu nhập miễn thuế = A.

+ Nếu A < 0 => Kết quả kinh doanh trong kỳ là Lỗ => Doanh nghiệp không phải nộp thuế

+ Nếu A > 0 => Kết quả kinh doanh trong kỳ là Lãi.

Lãi nhưng chưa chắc doanh nghiệp đã phải nộp thuế TNDN vì chúng ta còn có thể có các khoản lỗ của kỳ trước. Khi kết quả kinh doanh là Lãi thì chúng ta được quyền chuyển lỗ (Nếu có)

Chú ý: Đối với các doanh nghiệp không phát sinh thu nhập miễn thuế thì việc xác định lãi hay lỗ được dựa trên thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế, thông qua: doanh thu, chi phí được trừ và thu nhập khác

+ Nếu (doanh thu + thu nhập khác) > Chi phí được trừ: Lãi

+ Nếu (doanh thu + thu nhập khác) < Chi phí được trừ: Lỗ

  1. Cách chuyển lỗ:

– Nguyên tắc chuyển lỗ:

+ Chỉ chuyển lỗ khi xác định được kết quả kinh doanh trong kỳ là lãi.

+ Số lỗ được chuyển phải toàn bộ và liên tục. Nhưng không được lớn hơn số lãi.

+ Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Lưu ý: Số lỗ sau khi quyết toán thuế TNDN được chuyển toàn bộ và liên tục vào thu nhập của những năm tiếp theo. trường hợp Công ty có khoản lỗ phát sinh khi quyết toán thuế TNDN năm trước nhưng không kê khai chuyển lỗ khi quyết toán thuế TNDN năm sau thì không đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ liên tục theo quy định trên và phải khai bổ sung. (Theo Công văn số 8859/CT-TTHT ngày 20/8/2019 của Cục Thuế TP. HCM về việc chuyển lỗ khi tính thuế TNDN)

– Hướng dẫn chuyển lỗ:

  1. Chuyển lỗ giữa các Quý:

Ví dụ 1: Năm 2020 Kế Toán An Hiểu Minh có kết quả như sau:

+ Quý 1/2020: Lỗ 10 triệu ( Vì lỗ nên An Hiểu Minh không phải nộp thuế và không được chuyển lỗ).

+ Quý 2/2020: Lãi  15 triệu => Vì lãi nên An Hiểu Minh được chuyển lỗ, An Hiểu Minh sẽ chuyển toàn bộ số lỗ 10tr của quý 1 vào quý 2. Sau khi chuyển thì thu nhập tính thuế chỉ còn 5 triệu. An Hiểu Minh tính thuế TNDN tạm tính quý 2 trên 5tr đó theo mức thuế suất mà An Hiểu Minh áp dụng.

Ví dụ 2:

+ Quý 1/2020: Lỗ 20 triệu.

+ Quý 2/2020: Lãi 12 triệu. => An Hiểu Minh sẽ chuyển lỗ từ quý 1 sang quý 2.

Nhưng số lỗ được chuyển tối đa chỉ bằng số lãi tức là chuyển 12tr. Sau khi chuyển lỗ thì Thu nhập tính thuế bằng 0 => An Hiểu Minh không phải nộp thuế.

Quý 1 lỗ 20tr đã chuyển 12tr vào quý 2 vậy còn 8tr tiền lỗ An Hiểu Minh sẽ theo dõi và chuyển vào các quý sau khi quý đó lãi.

Ví dụ 3: Công ty ABC có số liệu  tạm tính các quý như sau:

Quý 1/2019: Lãi 6 triệu mà Năm 2017 lãi -> không có số lỗ để chuyển => Cty ABC tính và nộp thuế trên 6tr theo mức thuế suất áp dụng.

Quý 2/2019: Lãi 8 triệu => nộp thuế.

Quý 3/2019: Lỗ 11 triệu.

Quý 4/2019: Lỗ 6 triệu.

Nhưng khi quyết toán thuế TNDN số lỗ được tính ra là 9 triệu (C4=-9tr) (Tức là năm 2019 công ty ABC lỗ 9tr).

Đến năm 2020:

Quý 1/2020: lãi 10 triệu => Vì lãi nên cty ABC được chuyển lỗ từ năm 2019 sang. Nhưng số lỗ được chuyển kế toán không được lấy ở số lỗ đã tạm tính các quý năm 2019:

( Quý 3 + quý 4 = 11 + 6 = 17tr). (đây chỉ là tạm tính).

Mà phải lấy số lỗ khi quyết toán thuế TNDN -> Tức là chỉ được chuyển lỗ 9 triệu

-> Quý 1/2020 lãi 10 tr, chuyển lỗ 9tr từ năm 2019 sang => Quý 1 Cty ABC tính thuế trên 1 triệu theo mức thuế suất mà cty ABC áp dụng.

  1. Cách chuyển lỗ giữa các năm:

– Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

– Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Ví dụ 1: Năm 2019 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2020 DN A có phát sinh lãi là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2019 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2020.

Ví dụ 2: Năm 2019 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2020 DN B có phát sinh lãi là 15 tỷ đồng thì:

+ DN B phải chỉ tối đã 15 tỷ đồng (trong số lỗ 20 tỷ) của năm 2019 vào năm 2020

(Thực hiện đúng nguyên tắc chỉ chuyển tối đa bằng số lãi)

+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Ví dụ 3: Công ty An Hiểu Minh có các số liệu về

+ Năm 2013: Lỗ 100 triệu

+ Năm 2014: Lỗ 10 triệu – Vì đã lỗ nên không chuyển lỗ

+ Năm 2015: Lãi 20 triệu -> Vì lãi mà các năm trước có lỗ nên thực hiện chuyển lỗ -> Chuyển 20 triệu (trong 100 triệu) tiền lỗ của năm 2013 vào năm 2015 -> thu nhập tính thuế của năm 2015 = 0 -> Không phải nộp thuế

+ Năm 2016: Lỗ 5 triệu – Vì đã lỗ nên không chuyển lỗ

+ Năm 2017: Lãi 30 triệu -> Vì lãi mà các năm trước có lỗ nên thực hiện chuyển lỗ -> Chuyển 30 triệu (trong 80 triệu còn lại) tiền lỗ của năm 2013 vào năm 2017 -> thu nhập tính thuế của năm 2017 = 0 -> Không phải nộp thuế

+ Năm 2018: Lãi 40 triệu -> Vì lãi mà các năm trước có lỗ nên thực hiện chuyển lỗ -> Chuyển 40 triệu (trong 50 triệu còn lại) tiền lỗ của năm 2013 vào năm 2018 -> thu nhập tính thuế của năm 2018 = 0 -> Không phải nộp thuế

+ Năm 2019: Lãi 60 triệu -> Vì lãi mà các năm trước có lỗ nên thực hiện chuyển lỗ

Việc chuyển lỗ của năm 2019 được xác định như sau:

Vì chỉ được chuyển không quá 5 năm nên:

– Số lỗ của năm 2013 còn lại là: 100 triệu – 20 triệu (đã chuyển vào 2015) – 30 triệu (đã chuyển vào năm 2017) – 40 triệu (đã chuyển vào năm 2018) = 10 triệu SẼ KHÔNG ĐƯỢC CHUYỂN LỖ VÀO NĂM 2019 (vì đã quá 5 năm)

– Các năm được chuyển: từ năm 2014 đến 2018

+ Tổng số lỗ được chuyển vào năm 2019 = 10 triệu (số lỗ của năm 2014) + 5 triệu (số lỗ của năm 2016) = 15 triệu

+ Thu nhập tính thuế của năm 2019 = 60 triệu (số lãi) – 15 triệu (chuyển lỗ) = 45 triệu

=> Năm 2019 Công ty An Hiểu Minh tính thuế trên số tiền 45 triệu = 45 triệu X 20% = 9 triệu (tiền thuế TNDN phải nộp)

Khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN.

Nếu chỉ tiêu C4 – Thu nhập tính thuế có phát sinh dương (lãi) mà các năm trước (trong vòng 5 năm) có số lỗ chưa chuyển hết thì kế toán thực hiện việc chuyển lỗ trên phụ lục 03 -2A/TNDN để phần mềm tự động cập nhật số liệu về chỉ tiêu C3 – lỗ từ các năm trước chuyển sang.

Vậy là Kế toán An Hiểu Minh đã hướng dẫn các bạn CÁCH XÁC ĐỊNH LỖ VÀ CHUYỂN LỖ KHI TÍNH THUẾ TNDN. Chúc các bạn thành công!

Anh Tuấn


Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ Kế toán An Hiểu Minh

Hotline: Mr. Hưng – 0943.522.858; Mr. Tuấn – 0886.522.858

 

 

 

Ý kiến bình luận