Đặc điểm về Công ty Hợp Danh mà bạn cần biết

Công ty hợp danh là một trong những loại hình công ty được thành lập tại Việt Nam. Nếu bạn đang muốn thành lập loại hình công ty này thì cần phải nắm rõ khái niệm, đặc điểm, quy cách hoạt động,… Kế toán An Hiểu Minh sẽ giúp bạn có thêm thông tin tổng quan về công ty hợp danh qua bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

Khái niệm công ty hợp danh

Công ty hợp danh theo định nghĩa tại Luật doanh nghiệp 2020, là công ty có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng hoạt động dưới 1 tên chung. Ngoài các thành viên là chủ sở hữu thì loại hình công ty này còn có thể có thể các thành viên góp vốn khác. Thành viên chủ sở hữu được gọi là thành viên hợp danh, các thành viên còn lại là thành viên góp vốn. Công ty hợp danh được đánh giá là loại hình công ty ra đời sớm nhất do nhu cầu kinh doanh, liên kết của các thành viên.

Đặc điểm công ty hợp danh

Dựa vào định nghĩa về công ty hợp danh trong Khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020, có thể thấy đặc điểm của nó như sau:

– Có ít nhất 2 thành viên cùng sở hữu công ty, kinh doanh dưới 1 tên chung. Ngoài ra có thể có các thành viên góp vốn.

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngoài ra, Điều 180 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định một số hạn chế với thành viên hợp danh như không được là thành viên hợp danh của công ty khác, không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân,…

– Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng phần vốn góp vào công ty.

– Có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp.

– Không được phát hành chứng khoán dưới bất kỳ hình thức nào. Có thể huy động vốn bằng cách gia nhập thành viên góp vốn mới hoặc tăng số vốn của thành viên góp vốn cũ.

– Cơ cấu tổ chức gồm tất cả thành viên, hội đồng thành viên sẽ biểu quyết bầu 1 thành viên hợp danh là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc,… tùy thuộc vào điều lệ công ty.

Thành viên của công ty hợp danh

Như đã phân tích ở trên, thành viên công ty loại hình này gồm thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn. Dưới đây là phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn:

Tiêu chí Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn
Số lượng Ít nhất 2 cá nhân trở lên Có thể có hoặc không
Phạm vi chịu trách nhiệm Toàn bộ bằng tất cả tài sản về nghĩa vụ của công ty Chỉ trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp
Lợi nhuận Được chia theo thỏa thuận hoặc tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ 
Điều hành, quản lý

– Đại diện công ty theo pháp luật;

– Được nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh, đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước…

Không được nhân danh công ty ký kết, đàm phán, điều hành và quản lý
Chuyển nhượng vốn Không được phép nếu không được sự chấp thuận của thành viên hợp danh khác Được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác
Hạn chế

– Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân trừ khi được các thành viên hợp danh khác chấp thuận

– Không được là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ khi được các thành viên hợp danh khác chấp thuận

Không bị hạn chế

Cơ cấu tổ chức và điều hành trong công ty hợp danh

Công ty hợp danh gồm tất cả các thành viên là thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn. 

– Các thành viên hợp danh là chủ sở hữu, đồng nghĩa với đó là người đại diện theo pháp luật.

– Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm điều hành, quản lý, kiểm soát, tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.

– Các thành viên hợp danh biểu quyết bầu ra 1 thành viên hợp danh là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc theo Điều lệ công ty.

– Việc quyết định các hoạt động kinh doanh trong công ty được thông qua theo nguyên tắc đa số thành viên hợp danh chấp thuận. 

Nhược điểm và ưu điểm của công ty hợp danh

Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Đối với công ty hợp danh, ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

– Dễ dàng tạo dựng mối quan hệ và uy tín với khách hàng và đối tác kinh doanh vì các thành viên có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn.

– Dễ quản lý nhân sự, quản lý điều hành công ty và phân chia công việc.

– Lợi thế khi hoạt động trong lĩnh vực chỉ có công ty hợp danh được phép đăng ký

Nhược điểm:

– Trách nhiệm vô hạn vừa là lợi thế vừa là thách thức bởi nó mang đến rủi ro cho thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình.

– Gặp khó khăn trong việc huy động vốn vì không được phát hành chứng khoán.

– Chưa phổ biến tại Việt Nam.

Công ty hợp danh có thể chuyển đổi loại hình không?

Theo pháp luật Việt Nam, các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm:

– Công ty TNHH 1 thành viên sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên và ngược lại

– Công ty cổ phần sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– Công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức sang công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân

– Công ty TNHH sang công ty cổ phần

– Doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi sang công ty hợp danh nhưng công ty hợp danh là loại hình không được phép chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp hay công ty khác.

Đừng quên tham gia Group Cộng đồng Hỗ trợ Chia sẻ Kiến thức Kế toán – Thuế – Bảo hiểm để hỏi – đáp cấp tốc các nghiệp vụ kế toán đa lĩnh vực tại https://www.facebook.com/groups/559840087369333

_______________________________________________________________
Kế Toán An Hiểu Minh – Kế toán số 1 tại Thanh Hoá!
Địa chỉ:
CS1: 279 Nguyễn Tĩnh – P. Đông Hương – TP. Thanh Hóa
CS2: 86 Lê Lai – P. Đông Hương – TP. Thanh Hóa
CS 3: Thôn Giang Tây – Quảng Lưu – Quảng Xương – Thanh Hóa
CS 4: 84 Chi Lăng, Phố Thành Mai, Phường Quảng Thành, Thành phố Thanh Hóa (Cổng sau Trường Đại học Hồng Đức)
Tiktok: KetoanAnHieuMinh
Youtube: Kế toán An Hiểu Minh
Hotline: 0947.522.858 (Mr. Tấn) – 0329.522.858 (Ms. Ánh) – 0332.522.858 (Ms. Oanh) 
Ý kiến bình luận