Một vài nét cơ bản về Kế toán Hành chính sự nghiệp

Xin chào tất cả các bạn, kế toán hành chính sự nghiệp đã và đang là lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Nhưng có rất nhiều bạn không thể phân biệt được sự khác nhau giữa kế toán hành chính sự nghiệp và kế toán doanh nghiệp với các loại hình khác. Sau đây, Kế toán An Hiểu Minh sẽ giúp các bạn hiểu thêm một vài nét về Kế toán Hành chính sự nghiệp.

* Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp

Đơn vị hành chính sự nghiệp là tên gọi chung của hai cụm từ: cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp.

– Các cơ quan hành chính: là hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước từ Trung ương đến địa phương bao gồm từ Viện kiểm sát đến Tòa án nhân dân các cấp. Ví dụ: Quốc hội, UBND các cấp,…

– Các đơn vị sự nghiệp: là các đơn vị do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập để thực hiện chức năng riêng của từng ban, ngành, lĩnh vực. Ví dụ: bệnh viện, trường học,….

* Phân loại đơn vị kế toán hành chính sự nghiệp

Có nhiều tiêu chí để phân loại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong đó tiêu chí phân loại theo đặc trưng riêng của từng đơn vị là khá phổ biến, bao gồm:

– Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu: là đơn vị HCSN có phát sinh các khoản thu bù đắp chi phí ngoài nguồn Ngân sách Nhà nước. Ví dụ: bệnh viện có thu viện phí, trường học có thu học phí,…

– Đơn vị hành chính sự nghiệp đơn thuần: là các đơn vị có nguồn thu chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước và dùng khoản thu đó để trang trãi chi phí.

Ví dụ: Sở tài chính, các phòng ban thuộc UBND cấp huyện,…

– Đơn vị hành chính sự nghiệp SXKD: là đơn vị có sử dụng kinh phí của NSNN nhưng có thực hiện thêm hoạt động SXKD nữa.

Ví dụ: Trung tâm giống cây trồng vật nuôi tỉnh, huyện,…

– Đơn vị hành chính sự nghiệp dự án: là các đơn vị có sử dụng kinh phí Nhà nước cấp để thực hiện các dự án mang tính chất xã hội như: dự án tuyên truyền sức khỏe sinh sản vị thành niên của trung tâm y tế dự phòng,…

Ngoài cách phân loại nêu trên các bạn có thể phân loại theo hệ thống dọc của cùng một ngành bao gồm: đơn vị dự toán các cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp cơ sở; hoặc phân loại theo nguồn gốc hình thành nguồn kinh phí của đơn vị bao gồm: đơn vị hành chính sự nghiệp tự chủ hoàn toàn, tự chủ một phần và sử dụng hoàn toàn kinh phí của Ngân sách Nhà nước.

Hệ thống chứng từ trong đơn vị HCSN đối với mỗi loại hình trên đều có đặc trưng riêng, phù hợp với nguyên tắc hoạt động của từng đơn vị mà vẫn đảm bảo theo quy định chung.

* Nội dung kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp

Là việc áp dụng các chế độ kế toán hiện hành vào việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động trong đơn vị như: các hoạt động thu, chi NSNN; nhận, rút dự toán.

Hiện nay, các đơn vị hành chính sự nghiệp đã và đang áp dụng chế độ kế toán cũng như hệ thống tài khoản hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10/10/2017; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 thay thế Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT-BTC.

Kế toán hành chính sự nghiệp có các phần hành nội dung cơ bản sau:

– Kế toán tiền và vật tư: phản ánh tình hình giao nhân dự toán, thu, chi Ngân sách Nhà nước; tình hình tăng, giảm vật tư và các cách xử lý Nguồn kinh phí đã nhận trong kỳ.

– Kế toán tài sản cố định: hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ như mua sắm, được cấp trên cấp, tính hao mòn tài sản cố định, thanh lý TSCĐ,…đặc biệt thấy rõ sự khác nhau giữa tính hao mòn TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp và tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp, cụ thể như sau:

+) Hao mòn TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp tính theo năm (1 lần/năm vào cuối mỗi năm).

+) Khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp tính theo tháng (1 lần/tháng vào cuối mỗi tháng).

– Kế toán các khoản thu: là các nghiệp vụ cho thấy sự khác nhau trong cách hạch toán các khoản thu giữa đơn vị HCSN có thu (là các khoản thu sử dụng TK 511) và đơn vị hành chính sự nghiệp có sản xuất kinh doanh (là các khoản thu và sử dụng TK 311); còn trong các doanh nghiệp các khoản phải thu sử dụng TK 131.

– Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm: hạch toán các nghiệp vụ tính, chi lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

– Kế toán các khoản phải trả: phản ánh các khoản phải trả cho các đối tượng trong đơn vị hành chính sự nghiệp như: nhà cung cấp, học sinh sinh viên được hưởng các chế độ chính sách, các đối tượng khác,…

– Kế toán các nguồn kinh phí: là các bút toán kế toán về việc nhận dự toán do Ngân sách Nhà nước cấp làm tăng các loại nguồn kinh phí như: nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án,…

– Kế toán nguồn kinh phí kinh doanh: cho biết các đơn vị HCSN có sản xuất kinh doanh nhận nguồn kinh phí từ đâu ? sử dụng nguồn kinh phí đó như thế nào ? hạch toán nó có khác gì so với việc hạch toán nguồn vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp hay không ?

– Kế toán các khoản chi: việc chi cho các hoạt động thường xuyên, hoạt động không thường xuyên, chi dự án hay chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước có sự khác nhau như thế nào ? sử dụng nguồn kinh phí chi như thế nào cho hợp lý, dự toán của nó ra sao ?

– Kế toán các khoản doanh thu: phản ánh các khoản doanh thu trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có sản xuất kinh doanh.

– Kế toán các khoản chi phí: thực chất là các khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong đơn vị HCSN như: chi lương, tiền công, phụ cấp, chi phân bổ công cụ dụng cụ, chi tính hao mòn tài sản cố định,…

– Kế toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ: là các trường hợp cơ bản để xử lý các loại dự toán, các loại nguồn kinh phí cũng như các khoản chi vào cuối niên độ kế toán.

– Kế toán các sổ sách và báo cáo tài chính: liệt kê các loại sổ sách cần in ra vào cuối niên độ kế toán, mục đích in từng loại sổ, và các báo cáo tài chính cần lập; và mỗi loại báo cáo tài chính sẽ cung cấp thông tin gì cho các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài đơn vị.

Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể Comment trực tiếp ở phần bình luận bên dưới để nhận được sự hỗ trợ!

Trên đây là một vài nét cơ bản về Kế toán Hành chính sự nghiệp. Kế toán An Hiểu Minh cảm ơn các bạn và xin chúc các bạn luôn thành công trong công việc.

Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể Comment trực tiếp ở phần bình luận để được hỗ trợ!

BÀI LIÊN QUAN: KHÓA KẾ TÓAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

———————————————————————————————————————————————————

Kế toán An Hiểu Minh – Lấy tâm dựng tầm!

Các bạn tìm hiểu khóa học Kế toán thực tế chuyên sâu có thể tham khảo: Lớp học thực hành Kế toán thuế An Hiểu Minh tại Thanh Hóa.

Ý kiến bình luận