Hướng dẫn hạch toán hàng gửi đi gia công

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN HÀNG GỬI ĐI GIA CÔNG

Xuất hàng gửi đi gia công hạch toán như thế nào? Nhận hàng gia công hạch toán như thế nào? Hôm nay Kế toán An Hiểu Minh xin hướng dẫn cách hạch toán hàng gửi đi – nhận gia công chi tiết theo Thông tư 200 và Thông tư 133.

1. Xuất hàng gia công có phải xuất hóa đơn?

Theo khoản 4 và khoản 6 Điều 5 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08/05/2015 quy định:

“5. Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác thì phải có Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động.
 Theo Điều 4 Thông tư 219 quy định: Đối tượng không chịu thuế GTGT:

“20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.”

Theo Điều 9 Thông tư 219 Quy định: Thuế suất 0%:

“+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.”

Theo Điều 7 Thông tư 219: Quy định Giá tính thuế GTGT:

“8. Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.”

Theo đó:

– Bên gửi đi gia công: Khi xuất hàng gửi đi gia công doanh nghiệp chỉ cần lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động

– Bên nhận gia công: Khi xuất hàng gia công trả lại thì lập Phiếu xuất kho và Chỉ xuất hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng) đối với tiền công gia công và tiền Nguyên vật liệu, phụ liệu …(Nếu bên nhận gia công cung cấp NVL, phụ liệu …).

2. Cách hạch toán hàng gia công theo Thông tư 200 và Thông tư 133

a. Cách hạch toán hàng xuất đi gia công (Bên thuê gia công):

– Khi xuất kho giao hàng để gia công:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có các TK 152, 153, 156.

– Ghi nhận chi phí gia công hàng hoá và thuế GTGT được khấu trừ:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…

– Khi nhận lại hàng gửi gia công chế biến hoàn thành nhập kho, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

b. Cách hạch toán hàng nhận gia công (Bên nhận gia công):

– Khi nhận hàng để gia công, DN chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công trong phần thuyết minh BCTC.

– Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131, …

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

Trước đây theo QĐ 48, ta sẽ hạch toán Hàng hóa nhận gia công cho các doanh nghiệp thì sẽ ghi đơn vào Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” (Tài khoản ngoài BCĐKT) nhưng theo Thông tư 133 sửa đổi, không còn giữ hệ thống bảng tài khoản ngoài bảng nữa. Nhưng để theo dõi. Kế toán vẫn được phép thêm vào tải khoản này để theo dõi.

Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể Comment trực tiếp ở phần bình luận để được hỗ trợ!

BÀI LIÊN QUAN: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HÀNG TẠM NHẬP – TÁI XUẤT

———————————————————————————————————————————————————

Kế toán An Hiểu Minh – Lấy tâm dựng tầm!

Các bạn tìm hiểu khóa học Kế toán thực tế chuyên sâu có thể tham khảo: Lớp học thực hành Kế toán thuế An Hiểu Minh tại Thanh Hóa.

Ý kiến bình luận