HƯỚNG DẪN CÁCH HẠCH TOÁN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI

HƯỚNG DẪN CÁCH HẠCH TOÁN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI

  1. Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Vì vậy tùy vào từng cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại mà kế toán sẽ có cách hạch toán chiết khấu thương mại khác nhau.

  1. Cách hạch toán chiết khấu thương mại

Hôm nay, Kế Toán An Hiểu Minh sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán chiết khấu thương mại theo từng trường hợp cụ thể:

  • Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại):
  • Bên Bán :

Nợ TK 111,112,131: Tổng phải thu.

Có TK 511: DT đã giảm chưa thu  GTGT.

Có TK 3331 (nếu có): Thuế GTGT phải nộp.

  • Bên Mua:

Nợ TK 156: Giá mua đã giảm chưa thuế GTGT.

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 111,112,331: Tổng thanh toán.

Vì giá trên hóa đơn là giá đã giảm nên trường hợp này trên hóa đơn sẽ không thể hiện khoản chiết khấu thương mại chúng ta thấy không xuất hiện tài khoản 521 – chiết khấu thương mại.

  • Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản CKTM này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “hóa đơn GTGT” hoặc “hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng.

Trường hợp này khi kế toán bên bán lập hóa đơn sẽ có dòng “Chiết khấu thương mại: …%”. Kế toán hạch toán như sau:

  • Bên Bán :

– Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 521 : số tiền Chiết khấu thương mại.

Nợ TK 3331: giảm số thuế GTGT phải nộp.

Có TK 111,112,131: Tổng số tiền chiết khấu.

– Phản ảnh doanh thu

Nợ TK 111,112,131: Tổng số tiền chưa trừ chiết khấu.

Có TK 511: Doanh thu chưa chiết khấu.

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp theo DT chưa chiết khấu.

  • Bên Mua:

Nợ TK 156: Giá mua đã giảm CK.

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 111,112,331: Tổng thanh toán (đã trừ chiết khấu).

Hoặc kế toán có thể hạch toán thành 2 bút toán như sau:

  • Phảnánh nghiệp vụ mua hàng hóa:

Nợ TK 156:  Giá chưa trừ chiết khấu

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 111,112, 331: Tổng thanh toán (chưa trừ chiết khấu).

  • Phản ánh số chiết khấu thương mại được hưởng:

Nợ 111, 112, 131 : Tổng khoản chiết khấu được nhận

Có 156: Giá mua được giảm

Có 1331: Giảm khoản thuế GTGT đã được khấu trừ.

Ví dụ:

Công ty TNHH An Hiểu Minh có chương trìnhưu đãi với khách hàng như sau:Trong tháng 6/2020, khách hàngmua 10 chiếc quạt phun sương, giá 1 chiếc chưa thuế là5.000.000 (thuế GTGT 10%) sẽ được hưởngchiết khấu thương mại 10%.

Trong tháng 6, Công ty TNHH An Hiểu Minh bán hàng cho Công ty TNHH Thương mại truyền thông Hàm Rồng như sau:

– Ngày 05/06/2020: Công ty TNHH thương mại truyền thông Hàm Rồng mua 6 chiếc quạt, thanh toán ngay bằng chuyển khoản.

  • Công ty TNHH An Hiểu Minh hạch toán:

Nợ TK 112: 33.000.000.

Có TK 511: 30.000.000 (=5.000.000×6)

Có TK 3331: 3.000.000.

  • Công ty TNHH thương mại truyền thông Hàm Rồnghạch toán:

Nợ 156: 30.000.000 (= 5.000.000 x 6)

Nợ 1331: 3.000.000.

Có 112: 33.000.000.

– Ngày 20/06/2020: Công ty TNHH thương mại truyền thông Hàm Rồngmua  thêm 4 chiếc quạtnữa, đủ điều kiện hưởng chiết khấu, chưa thanh toán. (trên hóa đơn đã ghi Chiết khấu thương mại 10%, thành tiền là 5.000.000)

  • Công ty TNHH An Hiểu Minh hạch toán:

+ Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 521 : 5.000.000. (= 5.000.000 x 10 x 10%)

Nợ TK 3331: 500.000.

Có TK 131: 5.500.000.

+ Phản ảnh doanh thu:

Nợ TK 131: 22.000.000.

Có TK 511: 20.000.000 (=5000.000×4)

Có TK 3331: 2.000.000.

  • Công ty TNHH thương mại truyền thông Hàm Rồng hạch toán:

Nợ 156: 15.000.000. (= 5.000.000 x 4 – 5.000.000)

Nợ 1331: 1.500.000.

Có 331: 16.500.000.

Hoặc Công ty TNHH thương mại truyền thông Hàm Rồng có thể hạch toán làm 2 bút toán như sau:

+ Hạch toán mua hàng hóa:

Nợ 156: 20.000.000.

Nợ 1331: 2.000.000.

Có 331: 22.000.000.

+ Hạch toán khoản chiết khấu thương mại được hưởng:

Nợ 331: 5.500.000.

Có 156: 5.000.000.

Có 1331 : 500.000.

2.3. Trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Kế toán hạch toán như sau:

  • Bên Bán

Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 521 : Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 : Thuế GTGT được khấu trừ.

       Có các TK 111, 112, 131 : Số tiền chiết khấu thương mại.

  • Bên Mua

Nợ 111, 112, 131 : Tổng khoản chiết khấu được nhận .

Có 156: Giá mua được giảm.

Có 1331: Giảm khoản thuế GTGT đã được khấu trừ.

Chú ý: Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toánghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có TK 521 – Chiết khấu thương mại.

Tăng Hòa


THAM KHẢO BÀI VIẾT KHÁC:

PHÂN LOẠI THUẾ SUẤT NHẬP KHẨU

CÁCH TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU VÀ THUẾ GTGT HÀNG NHẬP KHẨU

 

Ý kiến bình luận