Để lập được hồ sơ dự toán dự thầu công trình xây dựng đòi hỏi các bạn cần trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng; cũng như các kiến thức về thông tư; nghị định để áp dụng cho phù hợp với hồ sơ mời thầu mà chủ đầu tư đưa ra. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ các bước lập dự toán công trình xây dựng.
Bước 1: Đọc thật kỹ hồ sơ mời thầu và bản vẽ thiết kế để xác định các bước lập dự toán công trình xây dựng.
Tại bước này các bạn cần xác định xem chủ đầu tư mời thầu lập dự toán cho công trình loại gì? Có nhiều loại công trình như công trình dân dụng; công trình giao thông; công trình hạ tầng kỹ thuật…. Mỗi công trình sẽ có những cách lập dự toán đặc thù riêng. Như vậy các bạn cần phải đọc kỹ yêu cầu của hồ sơ để tiến hành các bước lập dự toán công trình xây dựng cho phù hợp. Ngoài ra còn cần chú ý đến thời gian lập hồ sơ dự toán? Địa điểm lập dự toán công trình?.
Bước 2: Xác định đơn giá và định mức cho việc lập dự toán công trình xây dựng.
Có rất nhiều đơn giá và định mức do Bộ xây dựng cũng như các tỉnh thành phố ban hành. Tại bước này các bạn cần xác định một số định mức cần áp dụng cho các bước lập dự toán công trình xây dựng như sau:
Đối với phần xây dựng các định mức các bạn cần chuẩn bị gồm:
Định mức 1776 /BXD-VP ngày 16/08/2007; Định mức 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011; Định mức 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012; Định mức 588/QĐ-BXD ngày 29/05/2014; Định mức 235/QĐ-BXD ngày 04/4/2017 và Định mức 1264/QĐ-BXD ngày 18/12/2017
Các định mức phần lắp đặt gồm:
Định mức 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007; Định mức 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012; Định mức 587/QĐ-BXD ngày 29/05/2014 và Định mức 236/QĐ-BXD ngày 04/4/2017.
Định mức phần khảo sát xây dựng gồm:
Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 28/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần Khảo sát xây dựng.
Định mức sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng gồm:
Quyết định số 1149/QĐ-BXD ngày 09/11/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng.
Bước 3: Xác định khối lượng của từng phần công việc theo bản vẽ thiết kế công trình.
Mỗi công trình đều có những hạng mục công việc được quy định rất rõ trong các bảng định mức đơn giá. Căn cứ vào bản vẽ thiết kế các bạn tiến hành phân chia ra theo các phần khác nhau như: Phần móng; Phần thân; Phần mái; Phần điện; Phần nước; Phần hoàn thiện… để hoàn thiện các bước lập dự toán công trình xây dựng.
Sau khi đã xác định được đầy đủ khối lượng công việc của các hạng mục công việc các bạn sẽ tiến hành chạy dự toán để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Tìm hiểu về các thông tư và nghị định hiện đang được áp dụng
Các bạn cần đọc kỹ và xem các phụ lục tại các thông thư nghị định để áp dụng và điều chỉnh hồ sơ dự toán đúng theo yêu cầu. Ví dụ cách điều chỉnh hệ số chi phí chung; hệ số chi phí chịu thuế tính trước theo loại công trình. Các thông tư đang được áp dụng hiện hành như: Thông tư số 05/2016/TT-BXD hoặc Thông tứ số 06/2016/TT-BXD.
Để lập được hồ sơ dự toán dự thầu công trình xây dựng đòi hỏi các bạn cần trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng; cũng như các kiến thức về thông tư; nghị định để áp dụng cho phù hợp với hồ sơ mời thầu mà chủ đầu tư đưa ra. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ các bước lập dự toán công trình xây dựng.
Bước 1: Đọc thật kỹ hồ sơ mời thầu và bản vẽ thiết kế để xác định các bước lập dự toán công trình xây dựng.
Tại bước này các bạn cần xác định xem chủ đầu tư mời thầu lập dự toán cho công trình loại gì? Có nhiều loại công trình như công trình dân dụng; công trình giao thông; công trình hạ tầng kỹ thuật…. Mỗi công trình sẽ có những cách lập dự toán đặc thù riêng. Như vậy các bạn cần phải đọc kỹ yêu cầu của hồ sơ để tiến hành các bước lập dự toán công trình xây dựng cho phù hợp. Ngoài ra còn cần chú ý đến thời gian lập hồ sơ dự toán? Địa điểm lập dự toán công trình?.
Bước 2: Xác định đơn giá và định mức cho việc lập dự toán công trình xây dựng.
Có rất nhiều đơn giá và định mức do Bộ xây dựng cũng như các tỉnh thành phố ban hành. Tại bước này các bạn cần xác định một số định mức cần áp dụng cho các bước lập dự toán công trình xây dựng như sau:
Đối với phần xây dựng các định mức các bạn cần chuẩn bị gồm:
Định mức 1776 /BXD-VP ngày 16/08/2007; Định mức 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011; Định mức 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012; Định mức 588/QĐ-BXD ngày 29/05/2014; Định mức 235/QĐ-BXD ngày 04/4/2017 và Định mức 1264/QĐ-BXD ngày 18/12/2017
Các định mức phần lắp đặt gồm:
Định mức 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007; Định mức 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012; Định mức 587/QĐ-BXD ngày 29/05/2014 và Định mức 236/QĐ-BXD ngày 04/4/2017.
Định mức phần khảo sát xây dựng gồm:
Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 28/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần Khảo sát xây dựng.
Định mức sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng gồm:
Quyết định số 1149/QĐ-BXD ngày 09/11/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng.
Bước 3: Xác định khối lượng của từng phần công việc theo bản vẽ thiết kế công trình.
Mỗi công trình đều có những hạng mục công việc được quy định rất rõ trong các bảng định mức đơn giá. Căn cứ vào bản vẽ thiết kế các bạn tiến hành phân chia ra theo các phần khác nhau như: Phần móng; Phần thân; Phần mái; Phần điện; Phần nước; Phần hoàn thiện… để hoàn thiện các bước lập dự toán công trình xây dựng.
Sau khi đã xác định được đầy đủ khối lượng công việc của các hạng mục công việc các bạn sẽ tiến hành chạy dự toán để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Tìm hiểu về các thông tư và nghị định hiện đang được áp dụng
Các bạn cần đọc kỹ và xem các phụ lục tại các thông thư nghị định để áp dụng và điều chỉnh hồ sơ dự toán đúng theo yêu cầu. Ví dụ cách điều chỉnh hệ số chi phí chung; hệ số chi phí chịu thuế tính trước theo loại công trình. Các thông tư đang được áp dụng hiện hành như: Thông tư số 05/2016/TT-BXD hoặc Thông tứ số 06/2016/TT-BXD.