Bạn đang làm nhân viên kế toán bán hàng hay kế toán nội bộ, kế toán thuế? Dù trong vị trí nào chăng nữa thì chắc hẳn một trong những điều bạn quan tâm nhất sẽ là con đường sự nghiệp của mình sẽ ra sao. Biết về lộ trình thăng tiến của nhân viên kế toán cũng có thể tạo động lực để bạn tiếp tục nỗ lực nhiều hơn. Cùng Kế toán An Hiểu Minh tìm hiểu Lộ Trình phát triển của một Kế toán viên qua bài viết sau:
Nội dung:
|
Sau khi đã tìm hiểu về nghề kế toán là gì và vai trò của kế toán trong doanh nghiệp, An Hiểu Minh sẽ giải đáp thắc mắc của không ít bạn sinh viên không biết học kế toán ra làm gì bằng một sơ đồ thể hiện đầy đủ lộ trình phát triển sự nghiệp của nghề kế toán ngay bên dưới. Mời các bạn tham khảo nhé!
Hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường hoặc những người mới theo nghề kế toán đều phải bắt đầu từ vai trò nhân viên kế toán. Thế nhưng rõ ràng, chẳng ai muốn đi làm bao nhiêu năm mà vẫn mãi “dậm chân tại chỗ”, thăng chức, tăng lương là mục tiêu của tất cả mọi người. Nghề kế toán có những đặc thù và quy trình thăng tiến có thể hơi khác so với các lĩnh vực khác.
1. Kế toán là gì?
Kế toán là quá trình ghi chép, lưu lại những giao dịch diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, dựa vào đó phân tích và lập báo cáo tổng kết tình hình tài chính cho ban giám đốc công ty.
Theo VCCI (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) thì “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp”.
Đây được xem là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý kinh tế cho doanh nghiệp. Nhiều năm trở lại đây, khi các doanh nghiệp xuất hiện nhanh chóng, ngành kế toán được quan tâm hơn. Do đó, cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ cũng được mở rộng.
2. Lộ trình thăng tiến của một Kế toán sau khi tốt nghiệp:
Về cơ bản, lộ trình thăng tiến của một người học kế toán sau khi tốt nghiệp sẽ đi theo như sau:
- Khi mới tốt nghiệp, trong khoảng 1 – 2 năm đầu bạn sẽ tìm kiếm các vị trí kế toán viên tại các doanh nghiệp. Lúc này công việc của bạn là thực hành các nghiệp vụ kế toán thông thường (kế toán thuế, Báo cáo tài chính..)
- Khoảng từ năm thứ 3, khi bạn đã thành thạo các nghiệp vụ kế toán, am hiểu về luật thuế thì lúc này bạn có thể ứng tuyển các vị trí kế toán tổng hợp. Mức lương của vị trí kế toán tổng hợp sẽ cao hơn kế toán viên nhưng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu liên quan đến kế toán từ đó có những đề xuất để đảm bảo quy trình quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp được hiệu quả.
- Đến năm thứ 6, khi bạn đã làm rất tốt các vị trí trên thì lúc này bạn có thể đặt mục tiêu trở thành kế toán trưởng.
- Từ năm thứ 10 trở đi bạn sẽ có tham vọng trở thành giám đốc tài chính với mức lương 30 – 50 triệu thậm chí hơn thế.
Trên lộ trình này, bạn có thể có những hướng đi khác nhau nhằm khiến cho mỗi năm đi qua bạn đều thăng tiến về mặt thu nhập. Ví dụ như nhận thêm các công việc có thể kiếm thêm bên ngoài, ứng tuyển vị trí tại những doanh nghiệp trả lương cao (tất nhiên yêu cầu về kỹ năng, kiến thức cũng sẽ tăng lên). Như vậy, nếu đi theo đúng lộ trình và có mục tiêu, con đường thăng tiến trong nghề kế toán sẽ vô cùng rộng mở và biến sự nghiệp của bạn trở thành một hành trình đáng mong đợi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể theo đuổi được lộ trình này. Rất nhiều người vẫn bị dậm chân tại chỗ dù đã đi làm 3, 5 năm hoặc tiến trình chậm hơn rất nhiều.
3.Những nguyên nhân khiến bạn bế tắc trong sự nghiệp của nghề kế toán
Thông thường những người vẫn dậm chân tại chỗ sau một khoảng thời gian dài làm trong ngành kế toán đều xuất phát từ một hoặc nhiều trong số những nguyên nhân sau:
- Không định hình được lộ trình thăng tiến của nghề
- Không nắm chắc kiến thức của nghề
- Không được định hướng để trau dồi các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho những công việc ở vị trí cao hơn
- Thiếu tinh thần cầu tiến và nỗ lực
- Thiếu bằng cấp và chứng chỉ kế toán
Những hành động giúp bạn thăng tiến trên con đường theo nghề kế toán
1. Nắm mục tiêu và lộ trình thăng tiến
Các thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn định hình được lộ trình thăng tiến của bản thân. Tuy nhiên, bạn cần đặt ra cho mình những mục tiêu để đạt được từng nấc thang trên lộ trình thăng tiến.
Ví dụ để làm được ở vị trí kế toán tổng hợp, bạn cần thành thạo các nghiệp vụ kế toán cơ bản, thông thạo các kỹ năng tin học, phần mềm kế toán, hiểu biết về luật thuế và luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên để làm tốt ở vị trí kế toán tổng hợp bạn cần rèn luyện và học hỏi khả năng tổng hợp, phân tích thông tin và dữ liệu kế toán. Từ đó, biết cách nhận định tình hình để có quyết định đúng đắn trong thu chi hoặc đề xuất các giải pháp quản lý, quy trình kế toán.V
ới các vị trí kế toán trường, giám đốc tài chính hay chuyên gia phân tích tài chính cần đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng cao hơn. Bạn có thể tìm hiểu thông tin thực tiễn từ người thân hoặc những người có ảnh hưởng trong ngành nghề. Thông tin chi tiết phần này sẽ được chia sẻ trong một bài sau.
2. Nỗ lực không ngừng và xây dựng tinh thần cầu tiến
Điều này không phải học thì sẽ được. Nếu hiện tại bạn cảm thấy chấp nhận với hiện tại, không muốn nỗ lực hơn và đầu hàng với thực tại thì bạn nên suy nghĩ thật sâu về các khả năng trong tương lai. Nếu như 2 3 năm nữa bạn vẫn tiếp tục như hiện tại liệu bạn có thể được các doanh nghiệp tuyển dụng hoặc ưu ái hơn những lớp trẻ mới ra trường với những kỹ năng đa dạng (tiếng anh, công nghệ thông tin…) không? Và liệu rằng khi cuộc sống của bạn có những biến cố, thì với mức lương và kỹ năng, kinh nghiệm hiện tại bạn có thể xử lý được những biến cố ấy hay không? (đột nhiên thất nghiệp hoặc cần một khoản tiền lớn để giải quyết). Hãy tự đặt ra những câu hỏi đó và tự hỏi mình, liệu mọi thứ có ổn nếu như ta vẫn mãi như thế hay không?
3. Bổ sung các bằng cấp và chứng chỉ cần thiết
Chứng chỉ kế toán không đơn thuần chỉ là những tờ giấy làm đẹp hồ sơ xin việc. Nó còn là minh chứng cho thấy trình độ, kỹ năng và những nỗ lực của bạn trong nghề. Những chứng chỉ như ACCA, CPA, CFA… là những chứng chỉ liên quan đến tài chính, kế toán cần thiết để bạn có thể thăng tiến thuận lợi hoặc có cơ hội làm việc tại những doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp quốc tế. Vì vậy, nếu như bạn đang còn học kế toán bạn có thể xem xét để học loại chứng chỉ phù hợp ngay từ bây giờ. Những người đã đi làm nên tìm hiểu về tác dụng và “quyền lực” của từng loại chứng chỉ để có lựa chọn học phù hợp.
Bên cạnh các chứng chỉ thì bằng cấp cũng khá quan trọng với những người đã đi làm nhưng mới chỉ có bằng trung cấp, cao đẳng kế toán. Nhiều doanh nghiệp yêu cầu phải có bằng đại học chuyên ngành kế toán. Vì vậy, nếu như đang ở những năm đầu của sự nghiệp, những người này có thể tìm hiểu về việc học, bồi dưỡng thêm về các khoá học Kế toán&Tin học văn phòng tại An Hiểu Minh để bổ sung bằng cấp cần thiết.
Bất cứ một ngành nghề nào để có thể thành công và thăng tiến đều cần cả một quá trình không ngừng học hỏi, nỗ lực. Kế toán là một ngành mà quá trình ấy đòi hỏi cả sự kiên trì và đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc (học các chứng chỉ cũng sẽ tốn một khoản chi phí nhất định). Tuy nhiên, thành quả đạt được trong nghề là đáng ngưỡng vọng. Hy vọng rằng những người học kế toán có thể sớm đọc được những thông tin chia sẻ này để xác định rõ con đường mình đi sau tốt nghiệp. Và những người đã đi làm sẽ nhìn thấy được rõ hơn những gì mình cần làm ngay bây giờ để hướng tới một tương lai tươi sáng!
Đừng quên tham gia Group Cộng đồng Hỗ trợ Chia sẻ Kiến thức Kế toán – Thuế – Bảo hiểm để hỏi – đáp cấp tốc các nghiệp vụ kế toán đa lĩnh vực tại https://www.facebook.com/groups/559840087369333
Truy cập ngay Fanpage của chúng tôi để nhận những chia sẻ về nghiệp vụ kế toán nhé!