Thủ tục thanh lý tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài Chính

Tài sản khi hết hạn sử dụng doanh nghiệp phải làm thủ tục thanh lý tài sản cố định. Trong trường hợp này hồ sơ thanh lý tài sản cố định gồm những gì. Kế toán An Hiểu Minh xin gửi đến bạn đọc cách hạch toán và làm thủ tục thanh lý tài sản cố định cụ thể tại đây.

Tài sản cố định hư hỏng, lỗi thời, hết giá trị sử dụng phải tiến hành làm thủ tục thanh lý tài sản cố định để nhượng bán hoặc hủy bỏ không sử dụng tài sản này nữa. Quy trình làm hồ sơ thanh lý TSCĐ được tiến hành làm hồ sơ và thanh lý TSCĐ hữu hình như sau.

I. Hồ sơ và thủ tục làm thanh lý tài sản cố đinh hữu hình

1. Hồ sơ làm thủ tục thanh lý tài sản cố định gồm có

Đơn vị làm thủ tục thanh lý tài sản cố định phải tiến hành lập hội đồng xác định giá TSCĐ, tiến hành lập quyêt định làm thanh lý tài sản cố định, làm quyết định thanh lý tài sản cố định giây tờ cần có như sau:

  • Biên bản kiểm kê tài sản cố định
  • Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
  • Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý
  • Biên bản giao nhận tài sản cố định
  • Biên bản hủy tài sản cố định
  • Thanh lý hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định

2. Thủ tục làm thanh lý tài sản cố định

Khi tiến hành làm thanh lý tài sản cố định doanh nghiệp phải thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Dựa vào kết quả kiểm kê TSCĐ, lập giấy tờ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.
  • Bước 2: Tiến hành quyết định thanh lý tài sản do thủ trưởng đơn vị làm quyết định này để thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
  • Bước 3: Doanh nghiệp thành lập hội đồng thanh lý và kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp

 Thủ tục thanh lý tài sản cố định với hội đồng thanh lý tài sản cố định gồm:

+Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;

+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;

+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý

+  Hiểu biết đầy đủ về tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.

+  Phải có mặt của đại diện đoàn thể: công đoàn, phòng thanh tra nhân dân trường hợp cần.

Bước 4:  Thực hiện thanh lý theo hội đồng thanh lý, quản lý tài sản trình thủ tưởng đơn vị trình thủ tưởng đơn vị quyết định hình thức xử phạt kiểm tra tài sản, bán hoặc hủy tài sản.

Bước 5: Tiến hành tổng hợp, xử lý và thanh lý tài sản đơn vị, Hội đồng thanh lý tiến hành lập bản thanh lý tài sản cố định đem giao cho bộ phận kế toán ghi giảm phần TSCĐ theo quy định của nhà nước.

 

Thủ tục thanh lý tài sản cố định áp dung với những tài sản cố đinh hữu hình hết giá trị sử dụng 

II. Hướng dẫn hạch toán theo thủ tục thanh lý tài sản cố định hữu hình

Thanh lý tài sản cố định hữu hình được quy định tại điểm 3.2 Khoản 3  Điều 35 của TT  200/2014/TT-BTC  như sau: 

Dựa vào các biên bản giao nhận, thanh lý chứng từ liên quan đến hoạt động thu chi, thực hiện thanh lý TSCĐ chia ra các trường hợp cụ thể như sau: tài sản cố định, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

TH1: Thanh lý tài sản cố định dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh

Thực hiện phản ánh khoản thu về thanh lý tài sản cố định mang lại

Nợ TK 111, 112, 131,…

       Có TK 711 – Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)

       Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)

Xuất hiện chi phí phát sinh cho với hoạt động thanh lý TSCĐ:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

      Có TK 111, 112,….(tổng giá thanh toán)

Kế toán phải thực hiện ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình như sau:

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)

      Có TK 211 – Nguyên giá tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)

TH2:  Thực hiện thanh lý  tài sản cố đinh hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án

 Dựa vào biên bản giao nhận kế toán ghi giảm TSCĐ đã thanh lý:

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

      Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

  • Phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112,…

      Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

      Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có)

  • Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 111, 112 …

TH3:  Nếu thanh lý TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa , phúc lợi

Thủ tục thanh lý tài sản cố định dựa vào biên bản giao nhận TSCĐ đê ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi như sau: 

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

      Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

 Doanh nghiệp thời phản ánh doanh thu về thanh lý TCSĐ Đồng thời phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ ghi:

Nợ TK 111, 112,…

      Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

      Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có).

  • Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

      Có các TK 111, 112…

Trên đây là thủ tục thanh lý tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính. Các bạn có thể tham khảo thêm các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định dưới đây: 

HẠCH TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA NÂNG CẤP TSCĐ (ketoananhieuminh.vn)

Quy định mới về quản lý Tài sản cố định vô hình – TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THUẾ – TIN HỌC THỰC TẾ AN HIỂU MINH (ketoananhieuminh.vn)

Kế toán An Hiểu Minh chúc bạn thành công

Để có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng về kế toán, hãy tham gia ngay lớp KHÓA HỌC KẾ TOÁN TỔNG HỢP ONLINE  tại An Hiểu Minh để được hướng dẫn chi tiết.

 

Kế toán An Hiểu Minh với phương châm “Lấy Tâm Dựng Tầm” luôn không ngừng phấn đấu đem đến cho học viên những khóa học tuyệt vời nhất!

Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể Comment trực tiếp ở phần bình luận bên dưới để được hỗ trợ!

Hotline: Mr Tấn 0947.522.858

Fanpage: Trung tâm Đào tạo Kế toán An Hiểu Minh

Ý kiến bình luận