CÁCH XỬ LÝ CHÍ PHÍ NHÂN CÔNG TRONG XÂY DỰNG
Sau đây, Trung tâm kế toán An Hiểu Minh xin đưa ra 5 cách xử lý có thể tối thiểu hóa chi phí nhân công trong xây dựng, cụ thể như sau:
- Thuê công ty khác làm thầu phụ (có tư cách pháp nhân)
– Bộ chứng từ bao gồm:
+ Hợp đồng giao thầu
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng
+ Biên bản thanh lý hợp đồng
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
+ Hóa đơn giá trị gia tăng
– Cách hạch toán :
+ Ghi nhận chi phí:
Nợ TK 627/622
Có TK 331
+ Khi Thanh toán:
Nợ TK 331
Có TK 111,112
Ưu điểm | Nhược điểm |
+ Công ty không phải làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân. + Công ty không phải đóng bảo hiểm. | Chi phí lớn (do công ty bên kia sẽ phải nộp thuế GTGT 10%, thuế TNDN 20%). |
- Khoán cho 1 cá nhân tự tổ chức đội thi công (Là cá nhân kinh doanh)
– Bộ chứng từ bao gồm:
+ Hợp đồng giao thầu
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng
+ Biên bản thanh lý hợp đồng
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
+ Chứng minh nhân dân
+ Hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cấp
– Cách hạch toán :
+ Ghi nhận chi phí:
Nợ TK 627/622
Có TK 331
+ Khi thanh toán:
Nợ TK 331
Có TK 111,112
Ưu điểm | Nhược điểm |
+ Không phải làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân. + Không phải đóng bảo hiểm. | + Cá nhân phải đăng ký kinh doanh. + Cá nhân phải đóng thuế 7% (Trong đó thuế GTGT là 5%, thuế TNCN là 2%). |
- Khoán cho 1 cá nhân tự tổ chức đội thi công (Không kinh doanh)
– Bộ chứng từ bao gồm:
+ Hợp đồng giao thầu
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng
+ Biên bản thanh lý hợp đồng
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
+ Chứng minh nhân dân
+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN
– Cách hạch toán:
+ Ghi nhận chi phí:
Nợ TK 627/622
Có TK 3388
+ Trích thuế TNCN 10% => Kê khai và nộp thuế TNCN 10% cho mỗi lần thanh toán
Nợ TK 3388
Có TK 3335
+ Khi Thanh toán:
Nợ TK 3388
Có TK 111,112
Ưu điểm | Nhược điểm |
+ Không phải đóng bảo hiểm. + Không phải xuất hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cấp (Căn cứ Khoản 1, Điều 13, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cấp hóa đơn do Cục | + Phải đóng thuế TNCN 10%. + Phải quyết toán thuế cho cá nhân.
|
- Ký hợp đồng lao động với từng cá nhân (Dưới 1 tháng)
– Bộ chứng từ bao gồm:
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công
+ Bảng Lương
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
+ Chứng minh nhân dân
+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN ( Nếu Có )
– Cách hạch toán :
+ Ghi nhận chi phí:
Nợ TK 622
Có TK 334
+ Trích thuế TNCN 10% ( Đối với thu nhập trên 2 triệu đồng/1 tháng) (nếu có):
Nợ TK 334
Có TK 3335
+ Khi Thanh toán:
Nợ TK 334
Có TK 111,112
Lưu ý: Nếu không muốn trích thuế TNCN 10% thì cá nhân đó phải làm cam kết mẫu 02/CK-TNCN theo thông tư 92/2015/TT-BTC với điều kiện: Chỉ có thu nhập duy nhất tại 1 nơi và có MST cá nhân tại thời điểm cam kết.
Ưu điểm | Nhược điểm |
+ Không phải đóng bảo hiểm. + Không phải đóng thuế TNCN nếu thỏa mãn điều kiện trên . | + Hợp đồng chỉ ký tối đa được 2 lần trong 1 năm. + Phải quyết toán thuế cho cá nhân.
|
- Ký hợp đồng lao động với từng cá nhân (Từ 1 tháng trở lên)
– Bộ chứng từ bao gồm:
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công
+ Bảng Lương
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
+ Chứng minh nhân dân
– Cách hạch toán :
+ Ghi nhận chi phí:
Nợ TK 622
Có TK 334
+ Trích bảo hiểm xã hội:
Nợ TK 622,334
Có TK 338
+ Trích thuế TNCN 10% (nếu có):
Nợ TK 334
Có TK 3335
+ Khi Thanh toán:
Nợ TK 334
Có TK 111,112
Ưu điểm | Nhược điểm |
Không phải ký hợp đồng nhiều lần. | + Phải đóng bảo hiểm mức 32% cho công nhân (Doanh nghiệp chịu 21.5%, công nhân chịu 10.5%). + Phải quyết toán thuế cho cá nhân. + Phải trích thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần. |
————————————————————————
Trịnh Khanh
BÀI VIẾT KHÁC: HẠCH TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA, NÂNG CẤP TSCĐ ĐI THUÊ http://ketoananhieuminh.vn/hach-toan-chi-phi-sua-chua-nang-cap-tscd-di-thue/