Vốn điều lệ có lẽ là cụm từ vô cùng quen thuộc đối với dân kinh doanh. Khi bạn muốn mở một công ty, làm giấy tờ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp thì cũng cần nắm rõ số vốn điều lệ. Vậy vốn điều lệ là gì? Ý nghĩa, vai trò của vốn điều lệ ra sao? Trong bài viết dưới đây, Kế toán An Hiểu Minh sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc qua bài viết dưới đây:
Nội dung: I. Vốn điều lệ là gì? II. Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định III. Vốn điều lệ dùng để làm gì? IV. Vốn điều lệ có được phép sử dụng không? V. Giảm vốn điều lệ là gì? |
I. Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ (Authorized capital) được hiểu là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu hoặc các thành viên của công ty đã cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Vốn điều lệ này cũng chính là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký khi lập công ty cổ phần.
Vốn điều lệ là tài sản do chủ sở hữu hoặc các thành viên cổ đông trong công ty cùng góp vốn.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, các tài sản được quy định để góp vốn gồm có đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, tài sản được định giá bằng đồng Việt Nam.
II. Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
1.Vốn điều lệ
Đây là số vốn do các thành viên cổ đông hoặc các chủ sở hữu đã đồng ý đóng góp trong một thời gian nhất định để thành lập công ty.
2.Vốn pháp định
Khác với khái niệm vốn điều lệ, vốn pháp định chính là mức tối thiểu doanh nghiệp phải có để thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên vốn pháp định chỉ được áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định và có sự khác nhau đối với từng lĩnh vực kinh doanh.
Giống nhau: Ở vốn điều lệ và vốn pháp định đều có điểm chung là do thành viên trong cổ đông hoặc do chủ sở hữu góp để thành lập doanh nghiệp.
Khác nhau: Vốn pháp định phải bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể với doanh nghiệp mà tùy vào khả năng kinh tế của các thành viên trong công ty cũng như mục đích hoạt động mà đưa ra số vốn điều lệ cụ thể.
Để xác định được vốn điều lệ của một doanh nghiệp cần dựa trên các cơ sở sau:
– Khả năng tài chính của mình
– Quy mô, phạm vi hoạt động của công ty
– Chi phí hoạt động thực tế của công ty
– Các dự án đã ký kết với đối tác…
Thời hạn góp đủ vốn với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp đến thời hạn mà vẫn chưa đủ số vốn thì cần thông báo với các cơ quan chức năng.
III. Vốn điều lệ dùng để làm gì?
– Vốn điều lệ có một vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Theo đó, vốn điều lệ được dùng để xác định tỷ lệ phần vốn góp hoặc sở hữu của công ty thành viên hoặc cổ đông công ty.
– Vốn điều lệ là cơ sở cho việc phân chia lợi ích, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các thành viên trong cổ đông của công ty.
– Xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề nhất định
– Là sự cam kết trách nhiệm về mặt vật chất của các cổ đông với doanh nghiệp hoặc với đối tác.
IV. Vốn điều lệ có được phép sử dụng không?
Vốn điều lệ là số vốn mà bất kì doanh nghiệp nào cũng phải có và doanh nghiệp đó được phép sử dụng theo điều lệ. Theo đó khi đăng ký kinh doanh cũng như đăng ký số vốn điều lệ, doanh nghiệp đó bắt buộc phải công bố cho công chúng.
Với các doanh nghiệp có vốn pháp định thì vốn điều lệ phải cao hơn vốn pháp định. Khi hoạt động, doanh nghiệp cũng có quyền giảm vốn điều lệ tuy nhiên không được giảm thấp hơn vốn pháp định.
Tài sản góp vốn của vốn điều lệ trong doanh nghiệp rất đa dạng.
Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thô lỗ đến mức tài sản thấp hơn vốn điều lệ thì sẽ được giảm vốn điều lệ hoặc chuyển phần thô lỗ cho năm tiếp theo. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư hoàn toàn bằng nước ngoài thì vốn pháp định của họ chính là vốn điều lệ.
Dựa vào vốn điều lệ mà người ta có thể cam kết trách nhiệm với các cổ đông, với khách hàng, cam kết vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng chính là cơ sở để các cổ đông trong công ty tiến hành chia lợi nhuận, giải quyết khó khăn khi công ty gặp rủi ro trong vấn đề kinh doanh.
V. Giảm vốn điều lệ là gì?
1.Giảm vốn điều lệ là gì?
Đây chính là phương thức giải quyết yêu cầu rút vốn hoặc mua lại các vốn góp của các thành viên khác trong công ty. Theo đó, thủ tục giảm vốn điều lệ là việc phải làm của doanh nghiệp nếu vốn điều lệ đăng ký ban đầu không còn phù hợp với vốn điều lệ thực cũng như tình hình tài chính của công ty.
2. Tác dụng của việc giảm vốn điều lệ
Như đã nói, mức vốn điều lệ chính là căn cứ đề xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp, công ty đối với các khoản công nợ trong kinh doanh. Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng chính là phần vốn góp của các thành viên hoặc các cổ đông của công ty, do đó ai có trách nhiệm cao thì chịu trách nhiệm nhiều, vốn điều lệ ít thì có ít trách nhiệm hơn. Khi công ty đăng ký giảm vốn điều lệ sẽ có những tác dụng sau đây:
– Giảm vốn điều lệ giúp cho công ty được đăng ký lại vốn điều lệ mới
– Giảm vốn điều lệ cũng là phương thức giải quyết những yêu cầu rút vốn, mua lại vốn góp của cổ đông hoặc thành viên trong công ty
– Đây là việc phải làm của doanh nghiệp khi vốn điều lệ ban đầu không còn tương ứng với vốn điều lệ thực.
3. Trường hợp được giảm vốn điều lệ
– Thuộc trường hợp Luật doanh nghiệp cho phép
– Việc giảm vốn điều lệ phải đúng thủ tục, quy trình cũng như quy định cho từng loại doanh nghiệp
– Việc giảm vốn điều lệ phải có thực, không nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ kinh doanh hoặc các giao dịch đầu tư
– Việc giảm vốn điều lệ cần tuân thủ các quy định của Luật đầu tư.
4. Quy trình giảm vốn điều lệ
Bước 1: Thông qua quyết định giảm vốn điều lệ được quy định trong điều lệ công ty cũng như trong Luật doanh nghiệp
Bước 2: Thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 3: Thông báo thông tin đăng ký doanh nghiệp mới và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới
Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp sau khi giảm vốn
Đừng quên tham gia Group Cộng đồng Hỗ trợ Chia sẻ Kiến thức Kế toán – Thuế – Bảo hiểm để hỏi – đáp cấp tốc các nghiệp vụ kế toán đa lĩnh vực tại https://www.facebook.com/groups/559840087369333
Truy cập ngay Fanpage của chúng tôi để nhận những chia sẻ về nghiệp vụ kế toán nhé!