Các phương pháp tính giá xuất kho mới nhất năm 2023 có ví dụ cụ thể

Những hàng hóa nhập vào giống nhau được mua với mức giá khác nhau vì thế doanh nghiệp cần lựa chọn sử dụng giá vốn nào để áp dụng cho hàng tồn cuối kỳ, giá vốn nào áp dụng cho hàng hóa bán ra. Dưới đây Kế toán An Hiểu Minh giới thiệu với các bạn cách tính giá xuất kho theo từng phương pháp.

Nội dung:

  1. Phương pháp nhập trước – xuất trước
  2. Phương pháp nhập sau – xuất trước 
  3. Phương pháp bình quân gia truyền cuối kỳ
  4. Phương pháp bình quân gia quyền tức thời (bình quân gia quyền liên hoàn)

Nhìn chung, theo chuẩn mực Kế toán số 2, phương pháp nhập trước xuất trước hiện tại có 4 phương pháp được nhiều Kế toán áp dụng:

1. Phương pháp nhập trước – xuất trước (FiFo – First In First Out)

Phương pháp nhập trước – xuất trước được giả sử như hàng xuất ra được tính theo giá của lô hàng đầu tiên trong kho tương ứng với số lượng của nó, nếu không đủ thì lấy giá tiếp theo, theo thứ tự từ trước đến sau. 

Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. Thường áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh về thuốc, mỹ phẩm…

Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay giá vốn hàng xuất kho của từng lần xuất hàng, do vậy nó cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối đúng với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Nhược điểm : Phương pháp này có nhược điểm là làm cho DT hiện tại không phù hợp với những khoản CP hiện tại. Đối với phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị  vật tư, hàng hoá có được từ cách đó rất lâu. Và nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập – xuất liên tục,  dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc của kế toán sẽ tăng lên nhiều.

Ví dụ: Tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu X trong tháng 1/2023 của công ty A như sau

Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg

  • Ngày 05/1/2023 : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg
  • Ngày 10/1/2023: Xuất 21.000 kg NVL X
  • Ngày 15/1/2023: Nhập 15.000 kg NVL X đơn giá 8.300 đồng
  • Ngày 25/1/2023: Xuất 8.000 kg NVL X
  • Đơn giá xuất được tính như sau
  • Ngày 10/1/2023 xuất 21.000 kg

Đơn giá xuất  : 20.000 kg x 8.000 và 1.000 kg x 8.200

Vậy trị giá hàng xuất kho = 20.000 x 8.000 + 1.000 x 8.2000 = 242.000.000 đồng

  • Ngày 25/1/2023 xuất 8.000 kg

Đơn giá xuất : 4.000 kg x 8.200 và 4.000 kg x 8.300

Vậy trị giá hàng xuất kho = 4.000 x 8.200 + 4.000 x 8.300 = 66.000.000 đồng

2. Phương pháp nhập sau – xuất trước (LiFo – Last in First Out)

Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước

Áp dụng dựa trên giả thuyết hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì xuất trước,hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho tính theo giá của lô hàng nhập lần sau cùng, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ.

Ưu điểm: Có thể tính được trị giá vốn hàng xuất kho ngay mỗi lần xuất kho, vì vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các phần hành cũng như cho quản lý. Chi phí của lần mua gần nhất sát với giá vốn thực tế xuất kho, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán.

Nhược điểm: Trị giá vốn của hàng tồn kho còn lại cuối kỳ không phù hợp với thực tế.

Ví dụ : Tình hình nhập xuất NVL X của công ty trong tháng 2/2023 như sau :

Tồn đầu kỳ : 10.000 kg đơn giá 5.000 đồng/kg

  • Ngày 10/2/2023 nhập 6.000 kg đơn giá 5.500 đồng /kg
  • Ngày 13/10/2023 xuất 7.000kg

Đơn giá xuất được tính như sau : 6.000 kg x 5.500 và 1.000 kg x 5.000

Vậy trị giá hàng xuất kho = 6.000 x 5.500 + 1.000 x 5.000 = 38.000.000 đồng

Tuy nhiên phương pháp này hầu như không được áp dụng trong thực tế

3. Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

Bao gồm: bình quân cả kỳ dự trữ, và bình quân sau mỗi lần nhập, bình quân cuối kỳ trước

  • Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

        ĐG  xuất kho BQ   =

(Trị giá hàng, NVL tồn đầu kỳ + Trị giá hàng, NVL nhập trong kỳ)

(SL hàng, NVL tồn đầu kỳ + SL hàng, NVL nhập trong kỳ)

Ưu điểm: Đơn giản,dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao,  công việc kế toán bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác,  phương này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán  tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Ví dụ :

Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg

  • Ngày 05/1/2023 : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg
  • Ngày  15/1/2023 : Xuất 21.000 kg NVL X
  • Ngày  16/1/2023 : Nhập 8.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg

Vậy đơn giá xuất kho sẽ được tính vào cuối kỳ và sẽ được tính như sau :

ĐG BQ cuối kỳ                 =

(20.000 x 8.000) + (5.000 x 8.200) + (8.000 x 8.200)

                  (20.000 + 5.000 + 8.000)

                                          =                  8.079 đồng/kg

Trị giá hàng xuất kho ngày 15/1/2023 = 21.000 x 8.079 =169.654.545 đồng

·  Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập

Theo phương pháp này, kế toán phải tính lại giá trị của hàng tồn kho và đơn giá bình bình quân sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa đó

ĐG xuất kho lần thứ n =

(Trị giá hàng, NVL  tồn đầu kỳ + Trị giá hàng, NVL nhập trước lần xuất thứ n )/(SL hàng, NVL tồn đầu kỳ + SL hàng, NVL nhập trước lần thứ n)

Ưu điểm : Phương pháp này khắc phục được những hạn chế của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

Nhược điểm : việc tính toán phức tạp,  tốn nhiều thời gian.

 Vì vậy mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít mặt hàng tồn kho, có số lượng nhập – xuất ít.

Ví dụ :

Tồn đầu kỳ : NVL Y 10 kg, đơn giá 5.000 đồng/kg

–          Ngày 05/1/2023 : Nhập 20 kg NVL Y, đơn giá 5.500 đồng/kg

–          Ngày 06/1/2023 : Xuất 25 kg NVL Y

                       ĐG BQ  =

(10x 5.000) + (20 x 5.500) / (10 + 20)

                                      =       5.333 đồng/kg

Trị giá hàng xuất kho ngày  06/1/2023 = 25 x 5.333 = 133.325 đồng/kg

  • Phương pháp bình quân cuối kỳ trước

Theo phương pháp này kế toán dựa vào trị giá và số lượng tồn kho của hàng hóa, nguyên vật liệu cuối kỳ trước để tính đơn xuất

 

ĐG XK bình quân  =

Trị giá hàng, NVL tồn kho cuối kỳ trước

   

     SL hàng, NVL tồn kho cuối kỳ trước

Ưu điểm : dễ tính toán, đơn giản

Nhược điểm : Trị giá hàng xuất kho không chịu ảnh hưởng của sự biến động của giá cả thị trường. Vì vậy phương pháp này làm cho các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không chính xác với thực tế.

Ví dụ :

Tồn đầu kỳ : NVL Y 100 kg, đơn giá 6.000 đồng/kg

–          Ngày 02/1/2023 nhập 500 kg NVL Y, đơn giá 6.200 đồng/kg

–          Ngày 05/1/2023: Xuất 200 kg NVL Y

ĐG XK BQ      =

(100 x 6.000)/100

                        =         6.000 đồng/kg

Trị giá hàng xuất kho ngày 05/1/2023 = 200 x 6.000 = 12.000.000 đồng

4.Bình quân gia quyền tức thời (bình quân gia quyền liên hoàn)

Theo phương pháp bình quân liên hoàn, khi nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá xong, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân của mã hàng đó. Công thức như sau:

Đơn giá xuất kho lần thứ n

=

∑ (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trước lần xuất thứ n)

 

∑ (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trước lần xuất thứ n)

 

Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân cuối kỳ, vừa chính xác, vừa cập nhật được thường xuyên liên tục;

Nhược điểm: Phương pháp này tốn nhiều công sức, phải tính toán nhiều lần. Do vậy, phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít mã hàng tồn kho, có hoạt động nhập xuất ít.

Ví dụ: Công ty TNHH An Hiểu Minh có phát sinh nghiệp vụ sau:

– Tồn đầu kỳ: Nguyên vật liệu X 10.000kg, đơn giá 5.000 đồng/kg;

– Ngày 050/1/2021: Nhập 5.000 kg nguyên vật liệu X, đơn giá 4.800 đồng/kg;

– Ngày 10/01/2021: Xuất 12.000kg nguyên vật liệu X;

– Ngày 15/01/2021: Nhập 15.000kg nguyên vật liệu X đơn giá 5.500 đồng/kg;

– Ngày 25/01/2021: Xuất 12.000kg nguyên vật liệu X.

➥ Như vậy:

– Đơn giá xuất kho của nguyên vật liệu X tính theo phương pháp bình quân gia quyền tức thời:

Đơn giá xuất kho ngày 10/01 của nguyên vật liệu X

=

(10.000 x 5.000 + 5.000 x 4.800)

(10.000 + 5.000)

 

=

4.933 đồng.

– Trị giá xuất kho nguyên vật liệu X ngày 10/01 = 4.933 x 12.000 = 59.200.000.

Đơn giá xuất kho ngày 25/01 của nguyên vật liệu X

=

(3000 x 4.933 + 15.000 x 5.500)

(15.000 + 3.000)

 

=

5.405 đồng

 

– Trị giá xuất kho nguyên vật liệu X ngày 25/01 = 5.405 x 12.000 = 64.866.000.

Bài viết đến đây là hết, mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất.

Đừng quên tham gia Group Cộng đồng Hỗ trợ Chia sẻ Kiến thức Kế toán – Thuế – Bảo hiểm để hỏi – đáp cấp tốc các nghiệp vụ kế toán đa lĩnh vực tại https://www.facebook.com/groups/559840087369333

Truy cập ngay Fanpage của chúng tôi để nhận những chia sẻ về nghiệp vụ kế toán nhé!

_______________________________________________________________
Kế Toán An Hiểu Minh – Kế toán số 1 tại Thanh Hoá!
Địa chỉ:
CS1: 279 Nguyễn Tĩnh – P. Đông Hương – TP. Thanh Hóa
CS2: 86 Lê Lai – P. Đông Hương – TP. Thanh Hóa
CS 3: Thôn Giang Tây – Quảng Lưu – Quảng Xương – Thanh Hóa
CS 4: 84 Chi Lăng, Phố Thành Mai, Phường Quảng Thành, Thành phố Thanh Hóa (Cổng sau Trường Đại học Hồng Đức)
Tiktok: KetoanAnHieuMinh
Youtube: Kế toán An Hiểu Minh
Hotline: 0947.522.858 (Mr. Tấn) – 0329.522.858 (Ms. Ánh) – 0332.522.858 (Ms. Oanh) 

 

 

Ý kiến bình luận