QUY ĐỊNH VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

QUY ĐỊNH VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Hiện nay, loại hình công ty TNHH Một Thành Viên (TNHH MTV) là loại hình doanh nghiệp được đăng ký phổ biến khi thành lập công ty ở nước ta. Đây là loại hình công ty do cá nhân làm chủ nên rất đơn giản để quản lý cũng như không phức tạp về mặt pháp lý. Nhưng đã có nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề tiền lương của Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên có được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không? Hoặc lợi nhuận mà giám đốc công ty TNHH MTV nhận được sau khi được chia có phải đóng thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)? Có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH)?. Hôm nay, bạn hãy cùng Kế toán An Hiểu Minh tìm hiểu cặn kẽ qua bài viết sau nhé!

  1. Về thuế TNDN

Theo điểm 2.6 khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC): Quy định các khoản chi phí không được trừ:

“d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh”

Theo công văn 727/TCT-CS ngày 03/03/2015 của Tổng cục thuế:

“Căn cứ đặc thù của Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì khoản chi tiền lương, tiền công của chủ Doanh nghiệp tư nhân, chủ Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh) đều thuộc khoán chi phí quy định tại tiết d,điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên.”

Như vậy:Tiền lương, tiền công của chủ Công ty TNHH một thành viên, Doanh nghiệp tư nhân (do cá nhân làm chủ, không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành, sản xuất kinh doanh) thì không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

  1. Về thuế thu nhập cá nhân

Theo Điểm 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn:

“Điều 2: Các khoản thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

  1. Thu nhập từ kinh doanh

  1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a, Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền, hoặc không bằng tiền.

b, Cá khoản phụ cấp,trợ cấp trừ…”

Theo Công văn 13697/CT-TTHT ngày 29/03/2019 của cục thuế TP Hà Nội:

“Căn cứ các quy định trên, trường hợp năm 2019 doanh nghiệp chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ. Sau khi chuyển đổi, chủ sở hữu của doanh nghiệp đồng thời cũng đảm nhiệm chức vụ giám đốc của doanh nghiệp, tham gia trực tiếp vào việc điều hành sản xuất, kinh doanh thì:

– Khoản tiền lương mà Giám đốc Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ nhận được do chính bản thân Giám đốc chi trả không phải là thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động; do đó, không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

– Tiền lương, tiền công và các khoản chi theo lương (bao gồm cả các khoản bảo hiểm) của chủ công ty TNHH một thành viên do một các nhân làm chủ (không phân biệt có hay không tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh) không được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Như vậy: Tiền lương của giám đốc công ty TNHH một thành viên không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

 3. Về tham gia BHXH.

Theo khoản 1 điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 Quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm: (Có hiệu lực từ ngày 1/1/2016)

“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (Áp dụng từn gày 01/01/2018).

c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân an ninh, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người quản lý doanh ngiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

e) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;”

Theo điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định:

“18. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Như vậy:

– Chủ doanh ngiệp, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên nếu có hưởng lương thì phải tham gia BHXH bắt buộc.

– Nếu không hưởng lương tại công ty (DN) thì không phải tham gia BHXH

Mã Lụa

————————————————————-

Các bài viết khác: Cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản

Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể Comment trực tiếp ở phần bình luận bên dưới để được hỗ trợ!

Điện thoại: 02373.722.858 – Fax: 02373.722.858
Hotline: 0329.522.858 (Ms. Hoài) – 0961.522.858 (Ms. Hà)

 

 

 

Ý kiến bình luận