Thủ tục thành lập chi nhánh đối với Công ty Cổ phần

       

      Khi muốn mở rộng kinh doanh, phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp thường lựa chọn thành lập chi nhánh. Kế toán An Hiểu Minh xin hướng dẫn các bạn Thủ tục thành lập chi nhánh đối với Công ty Cổ phần.

  1. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty:

– Thông báo thành lập chi nhánh của doanh nghiệp (Phụ lục II-11, kèm theo TT số 20/2015/TT-BKHĐT)

– Quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh Công ty

– Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

– Chứng minh nhân dân (hộ chiếu) của người đứng đầu chi nhánh

– Đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề: Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành

– Điều lệ công ty 

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) – bản sao hợp lệ

– Giấy ủy quyền (Nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty)

  Số lượng bộ hồ sơ: 01

  1. Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh:
    Cách đăng ký thành lập chi nhánh:

– Đăng ký trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư

– Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia           

Trình tự thực hiện đối với cách nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư

Bước 1:  Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh theo quy định

Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh

– Người đại diện doanh nghiệp (hoặc người được ủy quyền) nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động

– Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký kinh doanh

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trả Giấy biên nhận và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

     Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

     Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

      Việc lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.

     Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nhận kết quả

(Quy định tại điều 25 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP, và Điều 31 Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT)

Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau:

  • Doanh nghiệp nhận Thông báo bổ sung hồ sơ.
  • Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình trên.

Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận:

     Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng bản giấy tại phòng Đăng ký kinh doanh. Tới ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

     Nếu doanh nghiệp nộp hồ đăng ký kinh doanh qua mạng mà không sử dụng chữ ký số công cộng đến ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp mang một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử không sử dụng chữ ký số công cộng, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể Comment trực tiếp ở phần bình luận để được hỗ trợ!

BÀI LIÊN QUAN: THỦ TỤC THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

———————————————————————————————————————————————————

Kế toán An Hiểu Minh – Lấy tâm dựng tầm!

Các bạn tìm hiểu khóa học Kế toán thực tế chuyên sâu có thể tham khảo: Lớp học thực hành Kế toán thuế An Hiểu Minh tại Thanh Hóa.

Ý kiến bình luận