Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ mới nhất

CÁCH TÍNH PHÂN BỔ CÔNG CỤ DỤNG CỤ MỚI NHẤT

Kế toán An Hiểu Minh hướng dẫn các bạn cách tính phân bổ công cụ dụng cụ mới nhất như sau:

  1. Các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ

Dựa vào thời gian và giá trị sử dụng Công cụ dụng cụ

a, Nếu Công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ: Các bạn có thể hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó.

b, Nếu Công cụ dụng cụ có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ: Các bạn phải phân bổ làm nhiều kỳ (Bạn phải lập 1 bảng phân bổ Công cụ dụng cụ và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của Doanh nghiệp. Chi phí phân bổ đó sẽ được trích đều vào hàng tháng)
– Căn cứ vào thời gian sử dụng Công cụ dụng cụ đưa vào chi phí trả trước 242 sau đó hàng tháng phân bổ chi phí tương ứng.

Chú ý: Thời gian phân bổ các loại công cụ dụng cụ tối đa không quá 3 năm
(Theo Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ tài chính)
– Khi đưa Công cụ dụng cụ vào sử dụng, thì ngày đưa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ Công cụ dụng cụ.

  1. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ mới nhất nhiều kỳ:

 Mức phân bổ hàng năm

 = 

Giá trị CCDC


Thời gian phân bổ

 

Mức phân bổ hàng tháng

 = 

Mức phân bổ hàng năm


12 tháng

Nếu CCDC mua về mà sử dụng ngay các phải xác định ngày đưa CCDC vào sử dụng, cụ thể như sau:

Mức phân bổ trong tháng phát sinh

 = 

Giá trị CCDC

 X 

Số ngày sử dụng trong tháng


Thời gian phân bổ ( X ) Tổng số ngày của tháng p/s

 Ta có:

Số ngày sử dụng trong tháng

 = 

Tổng số ngày của tháng p/s

 – 

Ngày bắt đầu sử dụng

 + 

1

  1. Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ:

3.1. Hạch toán Công cụ dụng cụ khi mua về:

Nợ TK 153
Nợ TK 1331
                 Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331
 – Sau khi đã xác định được là mua Công cụ dụng cụ về dùng cho bộ phần nào, các bạn xác định ngày đưa Công cụ dụng cụ vào sử dụng và thời gian muốn sử dụng để tính phân bổ hợp lý.

3.2. Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ:

– Khi xuất Công cụ dụng cụ đưa vào sử dụng
a. Nếu giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ thì các bạn đưa luôn vào chi phí:
Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642 … (Tùy từng bộ phận để hạch toán nhé)
           Có TK 153.
b. Nếu CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ thì phải đưa vào chi phí trả trước để phân bổ:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
            Có TK 153
– Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán Chi phí Phân bổ Công cụ dụng cụ trong tháng đó, theo Bộ phận sử dụng:
 Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo TT 133)
Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo TT 133)
Nợ TK  6422 – Bộ phận Quản lý (Theo TT 133)
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo TT 200)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo TT 200)
Nợ TK 641 –  Chi phí bán hàng (Theo TT 200)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp  (Theo TT 200)
            Có TK 242 – CP trả trước

 

Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể Comment trực tiếp ở phần bình luận bên dưới để được hỗ trợ!

Điện thoại: 02373.722.858 – Fax: 02373.722.858
Hotline: 0968.522.858 (Ms Liên) – 0947.522.858 (Mr Tấn)

BÀI VIẾT KHÁC: CÁCH TÍNH THUẾ TNCN VỚI LAO ĐỘNG CƯ TRÚ TRÊN 3 THÁNG


Kế toán An Hiểu Minh – Lấy tâm dựng tầm!

Các bạn tìm hiểu khóa học Kế toán thực tế chuyên sâu có thể tham khảo: Lớp học thực hành Kế toán thuế An Hiểu Minh tại Thanh Hóa.

Ý kiến bình luận