TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HÀNG TẠM NHẬP TÁI XUẤT
Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế khi nhập khẩu? Chính sách thuế đối với hàng tạm nhập tái xuất như thế nào? Đây là câu hỏi nhiều doanh nghiệp quan tâm. Kế toán An Hiểu Minh sẽ giải đáp cho các bạn thông qua bài viết sau đây.
1. Các hình thức tạm nhập tái xuất:
G11/G21: Tạm nhập tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.
G12/G22: Tạm nhập tái xuất máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.
Sử dụng trong trường hợp:
- Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;
- Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;
- Tạm nhập tái xuất tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.
G13/G23: Tạm nhập tái xuất hàng miễn thuế.
Sử dụng trong trường hợp:
– Tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang;
– Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh.
2. Về thuế nhập khẩu:
Miễn thuế:
– Loại hình G13: Tạm nhập miễn thuế miễn thuế, không phải nộp thuế theo quy định tại điều 16 luật thuế 107/2016/QH13.
– Loại hình G12: Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế. Quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu 107/2016/QH13.
Nộp thuế:
– Loại hình G11: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập.
– Số tiền nộp thuế này có thể hiểu giống như một khoản nhà nước giữ lại để tránh tình trạng doanh nghiệp nhập về nhưng không tái xuất, do đó khi doanh nghiệp đã thực xuất thì sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu này.
– Loại hình G12: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất. Quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu 107/2016/QH13.
– Số tiền thuế nhập khẩu sẽ được hoàn lại và khoản hoàn lại được xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
– Ngoài ra nếu doanh nghiệp được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế sẽ được áp dụng theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập-tái xuất (không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm nhập-tái xuất) và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh.
3. Về thuế GTGT:
Nộp thuế
– Thuê tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước đã sản xuất được để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại. Quy định tại điểm c khoản 17 thông tư 219/2013/TT-BTC.
Miễn thuế
Căn cứ vào khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: Doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu (trừ những sản phẩm nộp thuế như trên) và công văn số 778/TXNK-CST cũng nói về điều này.
Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể Comment trực tiếp ở phần bình luận để được hỗ trợ!
BÀI LIÊN QUAN: Hướng dẫn sử dụng phần mềm Misa Mimosa.Net 2019 (Phần 1)
———————————————————————————————————————————————————
Kế toán An Hiểu Minh – Lấy tâm dựng tầm!
Các bạn tìm hiểu khóa học Kế toán thực tế chuyên sâu có thể tham khảo: Lớp học thực hành Kế toán thuế An Hiểu Minh tại Thanh Hóa.