CÁCH HẠCH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU

CÁCH HẠCH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU

1. Hạch toán giá trị của hàng nhập khẩu

Theo Khoản 5, Điều 1, Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 4.1 Điều 69, Thông tư số 200/2014/TT-BTC:

 Trường hợp 1: Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán ngay bằng ngoại tệ, ghi:

       Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 211… (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

       Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

             Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

             Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính ( Nếu lãi tỷ giá hối đoái).

 Trường hợp 2: Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán ngay tiền  

  – Căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:

       Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211…

             Có các TK 331,…

  –  Sau đó, khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ:

      Nợ các TK 331 (tỷ giá ghi sổ kế toán)

      Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

           Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

           Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

 Trường hợp 3: Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ

        – Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm ứng trước, ghi:

       Nợ TK 331 – Phải trả cho người bản (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)

       Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

             Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

             Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

    – Sau đó, khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:

     + Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm ứng trước, ghi:

       Nợ TK 151, 152,153, 156, 211

             Có TK 331 – Phải trả cho người bản (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).

     + Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:

        Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

             Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).

  –  Cuối cùng, khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ

    Nợ TK 331, … (tỷ giá ghi sổ kế toán)

   Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

         Có TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

         Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

2. Ví dụ minh họa:

Để các bạn dễ hình dung, Đại lý thuế An Hiểu Minh xin lấy 1 ví dụ cụ thể cho 3 trường hợp trên như sau:

Công ty A nhập khẩu 1 lô Cá  thu với số lượng 20.000 kg, đơn giá 4 USD/kg => Tổng = 20.000 x 4 = 80.000 USD

TH1: Thanh toán ngay

 – Ngày 20/01/2020, thanh toán ngay toàn bộ tiền hàng: 80.000 USD (Tỷ giá mua vào của ngân hàng công ty thực hiện thanh toán hôm đó là 23.270 và tỷ giá bình quân ghi sổ của tiền USD của công ty có tỷ giá là 23.000 )

    Nợ TK 156: 80.000 x 23.270 = 1.861.600.000 đ  (TG mua =23.270)

          Có TK 1122: 80.000 x 23.000 = 1.840.000.000 đ   (TG ghi sổ = 23.000)

          Có TK 515:   80.000 x (23.270 – 23.000) = 21.600.000 đ

 TH2: Ghi nhận nợ phải trả rồi thanh toán sau bằng ngoại tệ

  – Ngày 20/01/2020 hàng về đến cảng Hải Phòng (TG giao dịch tại ngày hôm đó của ngân hàng mà DN dự kiến giao dịch là 23.270)

    Ghi nhận giá trị hàng theo TG giao dịch thực tế tại ngày giao dịch = 23.270 

      Nợ TK 156: 80.000 x 23.270 = 1.861.600.000 đ

            Có TK 331: 80.000 x 23.270 = 1.861.600.000 đ

  – Ngày 02/02/2020 Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp ( TG bình quân ghi sổ của tiền USD của công ty có tỷ giá là 23.100 )

      Nợ TK 331: 80.000 x 23.270 = 1.861.600.000 đ  (TG ghi sổ = 23.270)

            Có các TK 112: 80.000 x 23.100 = 1.848.000.000 đ  (TG ghi sổ = 23.100 )

            Có TK 515: 80.000 x ( 23.270-23.100) = 13.600.000 đ

TH3: Thanh toán trước 1 phần tiền hàng => nhận hàng ghi nợ => thanh toán sau phần tiền còn thiếu bằng ngoại tệ

 – Ngày 15/01/2020 thanh toán trước 1 phần: 20.000 USD (tỷ giá giao dịch ngày hôm đó của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịch là 23.230 và TG ghi sổ tiền USD là 23.100).

     Nợ TK 331: 20.000 x 23.230 = 464.600.000 đ ( TG giao dịch tại ngày ứng trước = 23.230)

           Có TK 112: 20.000 x 23.100 = 462.000.000  (TG ghi sổ = 23.100)

            Có TK 515: 20.000 x ( 23.230 -23.100) = 2.600.000 đ

 – Ngày 20/01/2020 hàng về đến cảng Hải Phòng ( TG giao dịch tại ngày hôm đó của ngân hàng mà DN dự kiến giao dịch là 23.300 )

  + Ta ghi nhận giá trị hàng hóa tương ứng với số tiền ứng trước theo TG giao dịch thực tế tại ngày ứng trước = 23.230

        Nợ TK 156: 464.600.000 

              Có TK 331: 464.600.000 

  + Đồng thời ghi nhận giá trị hàng hóa còn nợ chưa thanh toán tiền theo TG gia dịch thực tế tại thời điểm phát sinh = 23.300

        Nợ TK 156: 60.000 x 23.300 = 1.398.000.000 đ

        Nợ TK 331: 60.000 x 23.300 = 1.398.000.000 đ

– Ngày 23/01/2020 Thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp: 60.000 USD ( TG bình quân ghi sổ của tiền USD của công ty có tỷ giá là 23.320)

        Nợ các TK 331: 60.000 x 23.300 = 1.398.000.000đ( TG ghi sổ của NPT = 23.300)

        Nợ TK 635 : 60.000 x ( 23.320 – 23.310) =  1.200.000 đ

              Có các TK 112: 60.000 x 23.320 = 1.399.200.000 đ(TG ghi sổ của tiền USD = 23.320)

Vậy là Kế toán An Hiểu Minh đã hướng dẫn bạn cách hạch toán hàng nhập khẩu. Chúc bạn thành công!

Trịnh Khanh


Bài viết khác:  CÁCH TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU VÀ THUẾ GTGT HÀNG NHẬP KHẨU

PHÂN LOẠI THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHÂU 

 

 

 

 

 

Ý kiến bình luận