HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN THEO MẪU 03/TNDN

HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN THEO MẪU 03/TNDN

Nhiều bạn vẫn còn khá lúng túng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu để làm tờ khai quyết toán thuế TNDN. Vì thế, trong bài viết hôm nay, Kế toán An Hiểu Minh sẽ hướng dẫn cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN một cách cụ thể nhất cho các bạn để các bạn có thể nhanh chóng hoàn thành tờ khai một cách chính xác nhất. 

  1. Quy trình hướng dẫn lập tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN

Bước 1: Hoàn thiện Phụ lục 03-1A/TNDN trước để phần mềm tự động tổng hợp số liệu lên chỉ tiêu A1 trên tờ khai quyết toán.

Bước 2: Làm tờ khai quyết toán 03/TNDN:

– Điều chỉnh tăng giảm tổng lợi nhuận trước thuế ở các chỉ tiêu từ B1 – B14 (Nếu có)

Quan tâm nhất đến chỉ tiêu B4 – Các khoản chi phí không được trừ.

– Xác định thu nhập tính thuế tại chỉ tiêu C4: âm hay dương

+ Nếu C4 âm (giá trị xuất hiện trong ngoặc đơn) => Năm nay DN không phải nộp thuế.

=> Chúng ta chỉ cần quan tâm thêm chỉ tiêu [E1] – Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh – Đã Tạm Nộp trong Năm – Nếu trong năm ở các quý các bạn đã tạm tính ra số tiền phải nộp và các bạn đã mang số tiền đó đi nộp thì các bạn đưa số tiền đó vào E1 là xong.

+ Nếu C4 dương: Có thu nhập tính thuế dương thì:

++ Nếu các năm trước DN các bạn có số lỗ chưa chuyển hết (5 năm gần nhất) các bạn thực hiện Chuyển lỗ – Việc chuyển lỗ được thực hiện thông qua Phụ lục 03- 2A/TNDN để đưa số liệu lên chỉ tiêu C3.

++ Nếu không có số lỗ được chuyển hoặc chuyển lỗ xong mà các bạn vẫn có lãi tức là C4 vẫn dương thì chúng ta đưa giá trị dương ở C4 – Thu nhập tính thuế đó vào C7/C8/C9 theo mức thuế suất mà công ty các bạn áp dụng => là ra số tiền thuế TNDN mà các bạn phải nộp xuất hiện tại chỉ tiêu G. Sau đó các bạn hoàn thiện nốt chỉ tiêu E1 nữa là xong (Ngoài ra quan tâm đến chỉ tiêu H và I),

  1. Hướng dẫn lập tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/ TNDN cụ thể nhất

Sau đây, Kế toán An Hiểu Minh sẽ hướng dẫn các bạn cách làm tờ khai quyết toán thuế TNDN qua các chỉ tiêu trên phần mềm HTKK.

Bước 1: Làm Phụ lục 03-1A/TNDN

– Căn cứ: Số liệu được đưa vào chỉ tiêu trên PL 03-1A/TNDN được lấy tại:

  1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Báo cáo tài chính:

+ Nếu DN bạn áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC => Mẫu B02-DNN

+ Nếu DN bạn áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC => Mẫu B02-DN

  1. Sổ chi tiết tài khoản hoặc Bảng cân đối phát sinh tài khoản

Bước 2: Làm tờ khai quyết toán 03/TNDN

  1. Chỉ tiêu A

– Chỉ tiêu [A1] – Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế theo quy định của pháp luật về kế toán.

Số liệu trên chỉ tiêu này được lấy từ Phụ lục 03-1A/TNDN ( phần mềm tự động cập nhật)

  1. Các chỉ tiêu B

Từ B1 đến B14 là các chỉ tiêu điều chỉnh. Sở dĩ có các chỉ tiêu này là do có sự chênh lệnh giữa Luật kế toán và Luật Thuế:

+ Về doanh thu:

Doanh thu kế toán Doanh thu Thuế

Được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán số 14 Được ghi nhận theo điều 5 của TT 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

+ Về chi phí

Chi phí kế toán Chi phí thuế: Là toàn bộ chi phí mà DN các bạn đã bỏ ra để thực hiện hoạt động sxkd Là chi phí được trừ – đáp ứng điều kiện của luật thuế TNDN (Tại điều 6 của TT 78 sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

Về mặt tổng quan thì Luật kế toán và Luật thuế cũng thường xuyên thay đổi để phù hợp với nhau hơn nên kế toán giảm bớt công tác theo dõi, ghi nhận sự khác biệt giữa 2 loại luật này. Xong chúng ta cũng vẫn phải chú ý đến chỉ tiêu B4 – Các khoản chi phí không được trừ.

– Chỉ tiêu [B4] – Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN (Quy định tại khoản 2 điều 6 của Thông tư 78 và được sửa đổi bổ sung tại: Điều 1 Thông tư 151/2014/TT-BTC, Điều 4 và điều 14 Thông tư 96/2015/TT-BTC, Điều 1 Thông tư 151/2014/TT-BTC)

Cách tập hợp các khoản chi phí này như sau:

Lập bảng tính theo dõi riêng (tương tự sổ NKC) – cứ khi nào phát sinh các khoản CP không được trừ các bạn đưa hết vào đây để theo dõi, cuối năm tổng hợp – xem xét lại.

Dòng diễn giải chúng ta sẽ ghi lý do không được trừ để khi cần giải trình với GĐ chúng ta đó có sẵn số liệu – BC.

Các chỉ B còn lại: B2/B3/B5/B6/B7/B9/B10/B11 – Các bạn muốn biết nó là cái gì chỉ cần đặt con trỏ chuột vào ô đó rồi ấn F1 là ra.

  1. Chỉ tiêu C

– Chỉ tiêu C1 – Thu nhập chịu thuế = B13: Phần mềm tự động nhảy.

– Chỉ tiêu [C2] – Thu nhập miễn thuế: là khoản thu nhập được miễn không tính vào thu nhập tính thuế trong năm theo quy định của Luật thuế TNDN tại điều 8 của TT 78 (Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC). Đều là các khoản rất ít gặp. Các bạn muốn biết thì ấn F1.

Nếu DN bạn không có TN Miễn thuế thì các bạn bỏ qua C2.

– Chỉ tiêu [C3] – Chuyển lỗ và bù trừ lãi lỗ:

Theo Nguyên tắc chuyển lỗ là: Chỉ chuyển khi trong kỳ có lãi nên

Trước khi thực hiện C3 – Các bạn cần kiểm tra C4 – TNTT trước để xem C4 âm hay dương.

  1. Chỉ tiêu E

Thể hiện số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm: 1 năm có 4 quý và theo quy định chúng ta phải tạm tính ra số tiền thuế TNDN tạm nộp hàng quý vào Ngân sách. Nếu trong năm các bạn đã tạm tính ra số tiền phải nộp thì các bạn đưa số tiền đó vào chỉ tiêu E1:

+ Chỉ tiêu [E1] – Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh:

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm – CĂN CỨ VÀO GIẤY NỘP TIỀN THUẾ TNDN vào Ngân sách. (không bao gồm chứng từ nộp cho các khoản thuế nợ của các kỳ tính thuế trước và số thuế nộp theo quyết định truy thu của các cơ quan có thẩm quyền (nếu có).)

Được xác định như sau:

E1 = Tổng số Thuế tạm nộp (Q1 + Q2+ Q3 +Q4) (Tính từ 01/01/2019 đến 30/01/2020)

Chú ý:

– Nếu có số thuế TNDN nộp thừa của năm trước thì các bạn cũng đưa vào chỉ tiêu E1 này:

Ví dụ: Đối với kỳ tính thuế năm 2016, Doanh nghiệp C đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 70 triệu đồng thì số thuế nộp thừa là 10 triệu đồng sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.

– Số liệu tổng hợp vào chỉ tiêu này căn cứ vào chứng từ tạm nộp cho số thuế TNDN phát sinh trong năm (ngày trên chứng từ tính từ ngày bắt đầu năm tài chính đến ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính), không bao gồm chứng từ nộp cho các khoản thuế nợ của các kỳ tính thuế trước và số thuế nộp theo quyết định truy thu của các cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

5. Các chỉ tiêu G/H/I

– Chỉ tiêu G: Thuế TNDN còn phải nộp – là phần chênh lệch giữa tạm tính so với quyết toán: G1 = D1 – E1 (Phần mềm tự tính)

+ Nếu Chỉ tiêu [G] mà âm (ở trong ngoặc): Đây là số tiền thuế TNDN mà DN nộp thừa. (Không phải nộp, các bạn có thể làm thủ tục hoàn hoặc chuyển sang kỳ sau).

G mà âm thì tờ khai quyết toán hoàn thành tại đây. Các bạn kết xuất tờ khai và gửi.

+ Nếu Chỉ tiêu [G] mà dương: Đây là số tiền thuế TNDN mà DN còn phải nộp. Thì ngoài việc mang số tiền phát sinh dương tại G đi nộp. Chúng ta cần quan tâm thêm:

– Chỉ tiêu H và I: chênh lệch 20% (Phần mềm tự tính)

Theo điều 17 của TT 151/2014/TT-BTC: Hàng quý doanh nghiệp không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý chỉ việc tính ra số tiền tạm nộp. Nhưng đến khi quyết toán mà ra chênh lệch từ 20% số tiền QT so với số tạm tính thì bị phạt chậm nộp.

Trên đây là những hướng dẫn lập tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN một cách cụ thể và chính xác nhất của Kế toán An Hiểu Minh. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, các bạn có thể tự mình hoàn thành làm tờ khai quyết toán thuế TNDN một cách dễ dàng nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp phải những khó khăn thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với dịch vụ quyết toán thuế của Kế toán An Hiểu Minh để được giải đáp tốt nhất.

Tony Hưng


Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ Kế toán An Hiểu Minh

Hotline: Mr. Hưng – 0943.522.858; Mr. Tuấn – 0886.522.858

 

Ý kiến bình luận